44 NĂM TRƯỚC, CÓ MỘT CUỘC THẢM SÁT BỊ THẾ GIỚI THỜ Ơ VÀ LÃNG QUÊN...!

Mấy ngày nay, chính trường thế giới dậy sóng về thảm sát Bucha (Ukraine) khiến khoảng 300 người dân thiệt mạng. Đây là một cuộc thảm sát gây tranh cãi về tính xác thực khi các bên đổ lỗi cho nhau. Mặc dù chưa vào cuộc điều tra và cho ra kết quả cuối cùng, phương Tây đã vội đã đưa ra các lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và xã hội.

Vào giữa tháng 4 ở 44 năm trước (04/1978) đã diễn thảm sát Ba Chúc - một trong những cuộc thảm sát tập trung lớn nhất thế giới hậu chiến tranh của Mỹ tại

Việt Nam. Thảm sát đã cướp đi tính mạng của hơn 3000 người, tức là gấp 10 lần thảm sát Bucha (nếu thảm sát Bucha có thật).

Đó cuộc thảm sát tập trung tàn bạo nhất tại miền Nam Việt Nam do chế độ Khmer Đỏ gây ra. Nhưng vẫn chỉ là một góc của những gì Khmer Đỏ đã gây ra cho dân thường Việt Nam. Từ 1975 đến 1978, hơn 30 ngàn người Việt ở vùng biên giới đã bị kết thúc cuộc đời một cách dã man, chưa kể hàng chục ngàn người Việt sinh sống tại Campuchia. Vậy, thế giới hay nói đúng hơn là phương Tây có lên án thảm sát Ba Chúc hay những tội ác mà Khmer Đỏ đã gây ra cho người dân Việt Nam? Điều đáng buồn là gói gọn trong ba chữ “không gì cả”.

Vụ việc Ba Chúc đáng nhẽ có thể được đưa ra trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhưng lại bị Trung Quốc và Hoa Kỳ ngăn cản. Một số lý do được đưa ra là các bằng chứng của Việt Nam không thực sự thuyết phục, có thể là ngụy tạo, hoặc được lấy từ cuộc chiến Việt Nam trước năm 1975. Phần lớn các quốc gia phương Tây không phản bác thông tin từ Ba Chúc nhưng họ cho rằng Việt Nam “không nên làm phức tạp hóa tình hình” và đánh giá các thông tin về một cuộc thảm sát Ba Chúc có thể “không có thật vì không có một bên thứ ba ghi nhận”.

Chình vì thái độ có phần dửng dưng này của Liên Hợp Quốc (LHQ), một loạt các vụ việc Thiện Ngôn, Xa Mát, Lò Gò, Thiện Hưng, Hưng Phước… cướp đi tính mạng của hàng ngàn dân Việt Nam vô tội.

Trong cuộc họp Đại hội đồng LHQ diễn ra vào 09/1979, LHQ thừa nhận một số thành tích tồi tệ về nhân quyền ở Campuchia nhưng từ chối chọn lọc các bằng chứng của phía Việt Nam về các vụ thảm sát Khmer Đỏ - trong đó có thảm sát Ba Chúc. Các quốc gia trong cuộc họp ấy cũng lên án Việt Nam xâm lược Campuchia một cách rất gay gắt.

Rất nhiều năm sau, Ba Chúc mới được nhìn nhận một cách đúng đắn rằng đây là một cuộc thảm sát có thật, không phải ngụy tạo, càng không phải là một cái cớ được Việt Nam dọn sẵn để đưa quân tiến đánh Khmer Đỏ.

Bộ Quốc phòng Úc ghi lại rằng vào 18/04/1978, Khmer Đỏ đánh phủ đầu bằng cuộc tấn công vào vùng biên giới Việt Nam trong đó có thị trấn Ba Chúc. Khmer đã tận diệt khoảng 3.155 người, chỉ còn duy nhất 2 người còn sống. Sau những tội ác gây ra với người Việt và Campuchia, Khmer Đỏ vẫn giữ ghế tại LHQ cho đến năm 1993 vì hành động của thế giới là không đủ lớn và quyết liệt.

Andrew Mertha, nhà nghiên cứu thuộc ĐH Cornell Hoa Kỳ cho biết trong cuốn “Brothers in Arms: Chinese Aid to the Khmer Rouge, 1975-1979” rằng cuộc chiến Việt Nam - Khmer sẽ không diễn ra và hàng triệu người Campuchia có thể sẽ còn sống nếu như phương Tây hành động nhanh, mạnh hơn. Mãi vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, phương Tây mới nhận ra những sự kiện ở Ba Chúc, Choeung Ek… là có thật, chứ không phải ngụy tạo, bịa đặt như họ đã từng khẳng định.

Nhà nghiên cứu thuộc ĐH Michigan John D. Ciorciari cho biết Trung Quốc và các đối tác (phương Tây) đã làm ngơ cho các đợt thanh trừng 100 ngàn dân ở miền Đông Campuchia và miền Tây Việt Nam nhất là trong giai đoạn Xuân 1978.

Biên niên sử LHQ ghi rằng quân đội Việt Nam cùng với những người nổi dậy Campuchia đã lật đổ chế độ diệt chủng, chấm dứt cơn ác mộng của người dân Campuchia. Nhưng Khmer Đỏ vẫn tồn tại ở LHQ bất chấp những tội ác được gây ra với người dân Campuchia và Việt Nam, lý do cho sự việc này nằm ở những hành động ngoại giao đã cản trở các tiến trình bàn giao vị trí đại diện cho Cộng hòa Nhân dân Campuchia.

Sau 44 năm, Ba Chúc đã yên bình và những gì còn lại đã được đặt trong một góc trang trọng của lịch sử. Thời gian đã qua lâu, nhưng bài học từ Ba Chúc về ngoại giao, sự công bằng của các nước lớn thì vẫn còn mãi.

(C): tifosi

Tư liệu tham khảo:

1. U.N. Assembly, Rebuffing Soviet, Seats Cambodia Regime of Pol Pot - NYTimes.

2. U.N. Adopts Anti-Khmer Rouge Policy - NYTimes

3. Bắc Kinh hậu thuẫn Khmer Đỏ : Mặt tối của một giai đoạn lịch sử - RFI

4. Brothers in Arms: Chinese Aid to the Khmer Rouge, 1975-1979 - Andrew Mertha, Cornell Univ.

5. Why Vietnam Invaded Cambodia: Political Culture and the Causes of War - Stephen Morris

6. The Spectre of the Khmer Rouge over Cambodia - UN

7. CAMBODIA – SPECIAL ISSUE - Australian Army, the Department of Defence.

Và một số nguồn khác.