Dân tộc thiểu số

Về Kiên Giang đón Tết Chôl Chnăm Thmây

Bài và ảnh: MẠNH HÀ

Nắng tháng 4 nhuộm vàng khắp dải đất miền Tây Nam Bộ. Những ngày này, đồng bào, sư sãi người dân Khmer nơi đây đang nhộn nhịp, vui mừng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Ở Kiên Giang, không khí Tết cổ truyền càng thêm tưng bừng hơn, ý nghĩa hơn bởi sự quan tâm thiết thực của các cấp chính quyền địa phương…

Văn hóa người Mạ

Người Mạ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer sống tập trung ở lưu vực sông Đồng Nai, thuộc các huyện ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng với số dân khoảng gần 30.000 người. Ngoài tộc danh thống nhất là Mạ còn gọi là Châu Mạ hay Chô Mạ. Người Mạ gồm các nhóm khác nhau như Mạ Ngăn, Chô Tơ, Chô Sốp, Chô Rô...

Văn hóa dân tộc phải giữ được hồn cốt riêng

Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc, nói một cách cụ thể là khôi phục, giữ gìn cái hay cái đẹp có tính cách riêng biệt, độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, làm cho mọi người đều thấy được cái hay cái đẹp đó, có ý thức giữ gìn, trân trọng, nâng niu và tự hào về dân tộc mình, quê hương đất nước mình.

Tượng cổng làng của người Xơ Đăng

Tượng cổng làng không còn chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật mang âm hưởng của hồn thiêng sông núi, nó đánh thức sức sống của đồng bào Xơ Đăng mà còn tạo thêm niềm tin yêu cháy bỏng về một cuộc sống an lành và hạnh phúc đã gắn bó với người Xơ Đăng Trà My (Quảng Nam) từ bao đời.

Tục cưới hỏi của người BANA

NGUYỄN NHÂN

Dân tộc Ba Na có khoảng 10 vạn người, thuộc nhóm Môn-Khmer, phân bố tập trung ở vùng thung lũng sông Đắc Bla thuộc tỉnh Kon Tum và một số sinh sống ở các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Phú Yên và Đắc Lắc. Trải qua những giai đoạn phát triển, cho đến nay đã và đang tồn tại ở người Ba Na chế độ hôn nhân một vợ một chồng bền vững, với phong tục cưới xin tuy còn nhiều nét nguyên sơ nhưng giàu tính nhân văn và mang đậm sắc thái tộc người.

Tu báo hiếu của người Khmer

Tu báo hiếu là một truyền thống tốt đẹp lâu đời của người Khmer theo đạo Phật Nam Tông ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Việc tổ chức đám tu - theo cách gọi của người địa phương về việc tổ chức lễ nhập tu báo hiếu - thường được tổ chức vào khoảng thời gian trước hoặc sau tết Chôl Chnăm Thmay. Trong lần đến Trà Vinh mới đây, chúng tôi may mắn được tham dự một đám tu diễn ra trong hai ngày 9-10 tháng 5 Âm lịch (tức ngày 10-11 tháng 6).

Tre xanh Tây Bắc

CHU MẠNH CƯỜNG

Nếu ai hỏi cái gì làm nên biểu tượng của núi rừng Tây Bắc và chi phối sâu sắc tới đời sống của đồng bào các dân tộc ở đây, xin thưa đó chính là cây tre. Không ở đâu, tre lại nhiều và mạnh mẽ như Tây Bắc…

Tiếng xuân ở thủ đô gió ngàn

Hội xuân mời anh đến Thái Nguyên
Gái trai thắm duyên qua trái còn…

Tiếng khèn mùa xuân

Đối với người Hmông, mùa xuân về không thể thiếu tiếng khèn. Nhiều dân tộc có khèn nhưng khèn Hmông có nét độc đáo riêng biệt, góp phần quan trọng làm nên bản sắc Hmông. Trong số các nhạc cụ (tưx sênh - từ sênh) của dân tộc Hmông gồm: trống, nhị, sáo lưỡi lam, sáo dọc, tiêu, kèn (luôx puôz – lùa pua), đàn môi, kèn lá… thì khèn nổi bậc nhất.

Tết mùa mưa của người Hà Nhì ở Mường Tè

Khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống gọi những mầm cây lên xanh mơn mởn khắp đại ngàn… Mạch nguồn của sự sống ầm ầm đổ ra từ các dòng suối, con khe. Các triền ruộng bậc thang no nước. Người Hà Nhì ở Mường Tè cũng tưng bừng đón một trong những cái Tết to nhất trong năm – Tết mùa mưa, người Hà Nhì Mường Tè gọi là Dlé k’hù trà(*).

Sự tồn tại một lối sống, một nền văn hóa…

Dù là nhà thám hiểm làm các chương trình truyền hình thực tế về các bộ lạc, các dân tộc thiểu số; hay một nhà dân tộc học với những chuyến điền dã dài ngày ở một cộng đồng tộc người… thì ở họ đều có tâm thế hướng đến sự tồn vong của một bộ lạc, một lối sống, một nền văn hóa… Ta sẽ gặp điều đó khi xem chương trình Trên cả tồn tại của Kênh truyền hình Discovery hoặc đọc tác phẩm Chúng tôi ăn rừng của Georges Condominas về cộng đồng Mnong Gar ở Tây Nguyên Việt Nam…