Giáo dục
Nhân ngày 20/11, nghĩ về phẩm cách người thầy
Sắp đến ngày 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam. Nơi nơi sẽ lại thấy không khí rộn ràng với hoa tươi, với những lời chúc tụng, với những hoạt động tưng bừng nhằm tôn vinh các nhà giáo. Và sẽ lại được nghe câu thành ngữ quen thuộc “tôn sư trọng đạo”.
Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh: Đại học quốc tế của Việt Nam - câu chuyện nan giải?
Bà Tôn Nữ Thị Ninh là cựu Đại sứ Việt Nam cạnh Liên minh châu Âu và cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; hiện tại bà là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Trí Việt. Chúng tôi đã có dịp gặp gỡ, trò chuyện với bà về một số vấn đề giáo dục và văn hóa.
Nguyễn Khuyến dạy con
VŨ QUẦN PHƯƠNG
Nhân 100 năm ngày mất của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1909-2009)
Nguyễn Khuyến (1835-1909) là bậc khoa bảng lớn, ba lần đỗ đầu cả ba cấp thi: Giải nguyên (thi Hương 1864) rồi Hội nguyên, Đình nguyên (trong năm 1871).
Ông là một trong hai nhà thơ cổ điển cự phách trong buổi xế chiều của nền Nho học. Bài viết này chỉ xin nương theo mười bài thơ dạy con của ông mà tìm hiểu quan niệm học hành lẫn quan niệm lập thân, lập nghiệp, của bậc đại trí thức giàu nhân cách ấy.
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh nói về kết luận của Thủ tướng
Người vẫn âu yếm nhìn và nói với chúng ta...
Ngạn ngữ Nhật có câu: người tốt nhất sẽ đến khi mùa hoa anh đào đi qua. Chắc câu nói ấy ngụ ý rằng con người ấy không hưởng thụ, và hi sinh tất cả, kể cả thưởng ngoạn một mùa hoa đẹp. Bác Hồ của chúng ta là một người như thế.
Người thầy đại học đầu tiên của đời tôi
GS.NGND TRẦN THANH ĐẠM
Đó là cố Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Thầy không phải là giáo sư đại học đầu tiên duy nhất của tôi, bên cạnh các tên tuổi lớn khác: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Nguyễn Đức Chính, Trương Tửu… nhưng thầy là khuôn mặt độc đáo, đặc sắc trong số các vị đó, để lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong ký ức và trong cuộc đời tôi.
Người thầy
Ngôi trường của những thủ khoa
Ngày 28/7/2011, cả thầy và trò trường PTTH Vĩnh Bảo (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) vui mừng khôn xiết khi biết tin năm nay trường có trên 50% học sinh đỗ đại học. Trong đó, tập thể lớp 12A1, gồm 54 em, đỗ đại học 100% và trở thành tập thể lớp có nhiều thủ khoa nhất nước: 4 thủ khoa, 1 á khoa.
Nghĩ chung quanh Ngô Bảo Châu
Chúng ta rất đỗi tự hào rằng người Việt Nam đạt tầm thiên tài nhân loại. Sướng, sướng lắm! Bao nhiêu là chuyện gia đình, chuyện năng khiếu, chuyện từ thời cấp 1, cấp 2, chuyện học Toán làm Toán ở Pháp của Ngô Bảo Châu ta biết cả rồi. Và phải nói là ngoài chuyện đam mê, quyết tâm, lao động nhẫn nại, “thiên tài” phải có “duyên” nữa mới thành tựu. Ngô Bảo Châu là người có “duyên” vậy.
Nền quốc học Việt Nam và vai trò đại học trong tương lai
GS Nguyễn Khắc Hoạch sinh ngày 15.05.1921, tại Hưng Yên, làm thơ với bút hiệu Trần Hồng Châu. Tiến sĩ Quốc gia tại Đại học Sorbonne Pháp (1955) về Truyện Nôm Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX, dưới sự hướng dẫn của Pierre Moreau, đỗ Cao học Quốc tế tại trường Luật Paris (1952) và Cao học Âu Châu tại Nancy (1957), chuyên về chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Thế chiến thứ II, giáo sư văn chương Việt Nam ĐH Văn khoa Sài Gòn, ĐH Văn khoa Huế, cựu khoa trưởng ĐH Văn khoa Sài Gòn (1965-1969).
Nên phân cấp tuyển sinh và đào tạo ở các trường đại học
Nhà thơ Xuân Diệu trong tập thơ đầu “Thơ Thơ” có mấy câu thơ về thời đi học của mình: Hết nợ thi rồi đến nợ thi / Than ôi, khổ quá, học làm gì? / Những chồng sách nặng khô như đá / Ruộng gió đồng trăng, anh ấy đi… Tuy viết thế song Xuân Diệu vốn học rất giỏi, thi đậu Tú tài, ra trường làm tham tá Thương chánh, bị Tú Mỡ trêu chọc: Bỗng dưng thi sĩ hóa Tây Đoan…