Hỏi & Đáp

Ý nghĩa của từ “khủng bố trắng”

Trong mục “Chuyện Đông chuyện Tây” trên Kiến Thức Ngày Nay số 641(01/6/2008), độc giả Lê Công Thi hỏi: “Sau 1975, tôi thường nghe các từ là lạ như “khủng bố trắng” (…), ý nghĩa của nó thì tôi cũng hiểu, song không biết nó có xuất xứ từ đâu, vì tôi sống ở miền Nam và trước năm 1975 chưa bao giờ nghe đến những từ này. Xin nhờ báo Kiến Thức Ngày Nay giải đáp”.

Người phụ trách là Liêu Hân trả lời: “Đây là những từ được dịch trực tiếp từ những thuật ngữ trong tiếng Hán hiện đại gần như sát nghĩa. Khủng bố trắng được dịch từ thuật ngữ “bạch sắc khủng bố”, dùng để chỉ chiến dịch khủng bố và tàn sát bằng bạo lực trên quy mô lớn”. Tôi ngờ ngợ về câu hỏi và câu trả lời trên đây nên xin nhờ tạp chí Hồn Việt nhận xét giúp.

(Nguyễn Văn Giai, P.4, Q.Bình Thạnh, Tp. HCM)

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

Độc giả Nguyễn An (Số nhà 3, ngõ 294/54, phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) hỏi:

Trong buổi truyền hình của chương trình VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam, lúc 19 giờ ngày 7/12/2009, ông Bùi Thanh Thế có nói: “Việt Nam có 53 dân tộc”. Lúc mới nghe, tôi tưởng ông ta nói nhầm, nhưng ở đoạn giữa và đoạn cuối ông vẫn nói là 53 dân tộc ở Việt Nam.

Theo tôi được biết thì từ Cách mạng tháng Tám đến nay, các tài liệu của Trung ương, đối ngoại… đến các sách giáo khoa của Việt Nam đều khẳng định: Việt Nam có 54 dân tộc anh em…

Xin Tạp chí Hồn Việt cho ý kiến.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành lập vào thế kỷ thứ XI

Nguyễn Văn Hoài - Hà Nội, hỏi:

Báo Vietnamnet ngày 22/11/2009 có đưa tin: Trong Hội thảo “1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long”, TS. Alexey Polyakov (Trung tâm Việt Nam học, Viện Á Phi, Đại học Moskva, Liên Bang Nga) có đưa ra nghi vấn rằng: “Văn Miếu - Quốc Tử Giám không được thành lập vào thế kỷ thứ XI và ông có nhận xét rằng “chỉ đến Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên mới đề cập đến mốc thời gian này còn chính Việt sử lược (được chứng minh viết vào hai giai đoạn khác nhau), giữa thời Lý, và cuối thời Lý - đầu thời Trần không hề đề cập”.

Ông cũng lập luận rằng, thế kỷ XI là thời kỳ cực thịnh của triều Lý, đồng nghĩa với thời kỳ cực thịnh của Phật giáo, trí thức và quan lại trong triều rất ít người xuất thân Nho giáo, nên việc lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở thời gian này là không hợp lý.

Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam không đồng tình với TS. Polyakov, riêng GS. Phan Huy Lê cho rằng cả hai quan điểm của TS. Polyakov cần được tiếp nhận với thái độ cởi mở, còn để khẳng định đúng sai thì cần tiếp tục được nghiên cứu.

Đối với nhận xét của TS. Polyakov nói trên và với ý kiến dung hòa của GS. Phan Huy Lê, xin ban Hỏi - Đáp Tạp chí Hồn Việt vui lòng cho chúng tôi được biết nhận xét ấy của TS. Polyakov có đúng không?

Từ "sân" và "xân", "nguyên" và "cựu"

HỎI:

1.

Trong tiếng Việt có từ  “sân” và “xân”. Riêng từ sân có được giải nghĩa trong các từ điển tiếng Việt rất rõ ràng. Nhưng từ xân tôi đã tra cứu ở nhiều cuốn từ điển tiếng Việt, kể cả Từ điển tiếng Việt của Giáo sư Nguyễn Lân cũng không thấy có từ xân (vần X). Trên thực tế từ xân được gặp ở tên người.

Xin quý báo giải nghĩa cho từ xân này và dùng trong những trường hợp nào?

2.

Đọc báo hoặc nghe đài, xem ti vi thường nghe nói tới từ “nguyên” và “cựu” để chỉ vị chức sắc nào đó đã thôi không đảm nhiệm chức vị được giao nữa hoặc đã nghỉ việc. Cùng một ý nghĩa nhưng khi thì dùng nguyên, khi thì dùng cựu. Vậy đề nghị quý báo cho biết từ nguyêncựu dùng thế nào là chuẩn và hợp lý?

Nguyễn Đình

Đường Hoàng Hoa Thám - phường Liễu Giai - quận Ba Đình - Hà Nội)