Chỉ cần làm động tác kiễng chân 3 phút mỗi ngày vừa tốt cho thận, tốt cho khí huyết lại tốt cho tim.
Nếu kiên trì làm như vậy một tháng liên tục, thân thể không những được điều dưỡng khỏe hơn mà bệnh phù cũng có thể biến mất. Động tác “kiễng chân” được thực hiện theo hai bước: “nâng gót chân lên”, sau đó từ từ “hạ gót chân xuống”.
Nâng gót chân lên, đến khi thấy cơ căng ra thì lại hạ chân xuống để cơ bắp được thả lỏng. Làm như vậy thường xuyên sẽ giúp cơ bắp ở chân được rèn luyện và dần dần trở nên dẻo dai. Nó cũng giúp cho đôi chân trở nên thon đẹp hơn.
Quá trình này sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, do đó cũng tác động đến lưu thông máu qua tim, hiện tượng tăng giảm huyết áp cũng được điều tiết. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều tiết sự phân bố và hoạt động của dịch cơ thể giúp giảm mỡ, loại trừ bệnh phù, bệnh giãn tĩnh mạch. Thông qua kiên trì tập luyện kiễng chân có thể đạt được tác dụng trị bệnh và điều dưỡng thân thể.
Động tác kiễng chân cũng giúp kích thích 3 đường âm kinh: thái âm tỳ kinh, quyết âm can kinh, thiếu âm thận kinh. Ba bộ phận này đối với thân thể, khí huyết, tinh thần đều có tác dụng quan trọng. Vì thế, kích thích 3 đường âm kinh đối với dưỡng sinh tăng cường sức khỏe đều có tác dụng quan trọng.
5 lợi ích chủ yếu của động tác “kiễng chân”
1. Thông qua tác dụng của ba đầu kinh mạch điều chỉnh và cân đối các hoạt chất trong thân thể, đạt tới giảm béo, tiêu bệnh phù, phòng chống các bệnh về tiểu tiện, bệnh đi ngoài ra máu. Đối với đàn ông bị mắc bệnh tiền liệt tuyến hoặc phụ nữ bị bệnh ngứa ở cơ quan sinh dục, tập động tác này thường xuyên cũng có hiệu quả.
2. Thông qua tác dụng của tỳ kinh cùng can kinh, còn có tác dụng điều chỉnh tâm thái và bệnh đau tức ngực. Có thể kích thích ăn ngon miệng, giảm cơn đau ngực… Đối với phụ nữ, tập động tác này còn giúp cho ngực đẹp hơn.
3. Thông qua kích thích lá lách và gan để đạt được cân bằng chất béo cơ bắp cho cơ thể, tăng năng lượng, sức chịu đựng, cải thiện và tăng cường chức năng vận động của cơ thể.
4. Thông qua tác dụng kích thích tỳ kinh cùng can kinh, động tác kiễng chân có thể giúp rèn luyện cho cơ thể cân đối, tăng cường sức sống, sức chịu đựng, tăng cường sự vận động của cơ năng.
5. Thông qua kích thích kinh mạch ở thận, bổ khí huyết, điều âm dương còn có tác dụng cân bằng, chống nóng, trừ phiền muộn, đầu óc tỉnh táo, tăng trí lực, giữ gìn vẻ đẹp.