HV113 - 14 nước châu Phi được trả độc lập như thế nào?

Lâu nay, trên mạng internet chúng ta vẫn thường nghe các “nhà đấu tranh dân chủ” than khóc cho số phận nhân dân Việt Nam rằng giá như Việt Nam không tốn xương máu, dần dần khắc được trả tự do và hùng mạnh như Nhật, Phi, Hàn… Rồi từ đó chúng kết tội cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã khiến đất nước bị tụt hậu như ngày nay… Bắt nguồn cho “tư tưởng” loại này là đám có học tị nạn ở Mỹ, Pháp như Nguyễn Gia Kiểng với tác phẩm kiểu Tổ quốc ăn năn(1) và nhóm Dương Thu Hương (khai thác từ công trình nghiên cứu giá trị văn hóa thời Pháp thuộc để phỉ báng dân tộc u mê “may mắn” được hưởng ánh sáng trí tuệ của nhân loại lại còn đi từ chối). Tôi muốn gửi bài viết của nhà hoạt động châu Phi Mawuna Remarque Koutonin về số phận 14 quốc gia châu Phi vẫn chịu ràng buộc như thuộc địa kiểu mới với nước Pháp để cho những kẻ khoác áo “nhân sĩ”, “trí thức”, “đấu tranh dân chủ” đừng học đòi theo đám Cờ vàng hậu chiến luyến tiếc thời “thịnh trị” của chúng dưới bàn tay bao bọc của quân đội Pháp, Mỹ, từ đó quay sang xuyên tạc lịch sử, phỉ báng công lao của các anh hùng, liệt sĩ đổ xương máu cho nền hòa bình ngày nay.

Bài viết có tiêu đề “14 African Countries Forced by France to Pay Colonial Tax For the Benefits of Slavery and Colonization” (14 nước châu Phi phải trả thuế thuộc địa cho Pháp)(2), trong đó 14 quốc gia này phải tuân thủ Hiệp ước Thuộc địa ký từ năm 1950 để đổi lại “nền độc lập” cho mình, với nội dung chính như:

1. Các quốc gia mới được “độc lập” phải trả tiền cho cơ sở hạ tầng được Pháp xây dựng trong nước họ trong thời thuộc địa.

2. Tự động gửi dự trữ quốc gia cho Pháp. Tức các nước châu Phi phải gửi tiền dự trữ tiền tệ quốc gia của họ vào Ngân hàng trung ương Pháp. Các ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia châu Phi có nghĩa vụ giữ ít nhất 65% dự trữ ngoại hối của mình trong một “tài khoản” được tổ chức tại Kho bạc Pháp, cũng như dành 20% để trang trải khoản nợ tài chính.

3. Pháp được quyền đầu tiên mua bất kỳ nguồn tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy của các cựu thuộc địa. Chỉ sau khi Pháp nói “Tôi không quan tâm” thì các nước châu Phi được cho phép để tìm kiếm các đối tác khác.

4. Ưu tiên cho lợi ích của Pháp và các công ty của Pháp trong mua sắm công và đấu thầu công khai. Trong các hợp đồng của chính phủ thuộc địa, các công ty của Pháp phải được xem xét ưu tiên đấu thầu trước, khi họ nhả ra mới được tìm nơi khác. Do vậy, trong rất nhiều ngành kinh tế trọng điểm của các cựu thuộc địa đều ở trong tay của người xa xứ Pháp.

5. Pháp được độc quyền cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo cho các cán bộ quân sự nước cựu thuộc địa. Như vậy, thông qua các “học bổng”, “trợ cấp”, các quốc gia cựu thuộc địa châu Phi phải gửi sĩ quan quân đội cấp cao của họ đến đào tạo ở Pháp hoặc các cơ sở đào tạo Pháp. Nhờ đó, Pháp luôn duy trì được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn sĩ quan cấp cao các nước thuộc địa được Pháp nuôi dưỡng. Họ không hoạt động khi không cần thiết, và sẽ kích hoạt khi cần thiết cho một cuộc đảo chính hay bất kỳ mục đích nào khác!

6. Phải cho Pháp sẵn sàng triển khai quân đội và can thiệp quân sự vào các nước cựu thuộc địa để bảo vệ lợi ích của Pháp. Điều này tương tư như một “Hiệp định quốc phòng” thuộc khối Hiệp ước Thuộc địa Pháp. Pháp có quyền hợp pháp để can thiệp quân sự vào các nước châu Phi, cũng như đóng quân vĩnh viễn trong các căn cứ trên lãnh thổ các nước này. (Mời xem bản đồ quân sự Pháp ở các nước châu Phi).

7. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia và ngôn ngữ cho giáo dục. Thực tế, một tổ chức phổ biến văn hóa và ngôn ngữ của Pháp gọi là “Cộng đồng Pháp ngữ” được xây dựng ở các nước cựu thuộc địa với nhiều chi nhánh khác nhau chịu sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp.

8. Các nước thuộc địa châu Phi có nghĩa vụ phải sử dụng tiền thuộc địa FCFA của Pháp. Đó thực là những con bò sữa cho Pháp, bất chấp Liên minh châu Âu lên án việc làm này nhưng Pháp không chịu từ bỏ chương trình đã đem lại 500 tỉ đôla cho kho bạc của mình từ các nước châu Phi thuộc địa cũ. Trong phần giới thiệu đồng euro tại châu Âu, các nước châu Âu phát hiện các chương trình này của Pháp. Nhiều nước, đặc biệt là các nước Bắc Âu đã đề nghị Pháp bỏ hệ thống này nhưng không thành công.

9. Phải có nghĩa vụ gửi cho Pháp báo cáo dự trữ và cân đối thu chi hàng năm.

10. Không được phép gia nhập bất cứ liên minh quân sự nào khác trừ khi được sự cho phép của Pháp.

11. Phải có nghĩa vụ liên minh với Pháp trong hoàn cảnh chiến tranh hay khủng hoảng toàn cầu. Hơn 1 triệu lính châu Phi lính đã được tìm thấy trong cuộc chiến chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên đóng góp của họ thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ.

Tác giả bài báo cho rằng, có một cái gì đó gần như điên loạn trong mối quan hệ giữa Pháp với châu Phi. Đến nay, châu Phi đã phải trả phí thuộc địa cho Pháp trên 50 năm, dự kiến là sẽ kéo dài cả thế kỷ.

Không hiểu những kẻ mang dòng máu Việt “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” trên đất Pháp như Nguyễn Gia Kiểng hay đám Việt tân và đồng đảng ở Mỹ cùng “đồng bọn” của họ là trí thức, nhân sĩ, nhà hoạt động dân chủ, bảo vệ nhân quyền… ở Việt Nam có nên đến thăm các thuộc địa của Pháp ở châu Phi để xem nhân dân châu Phi đã thụ hưởng “nền độc lập” của họ từ thực dân Pháp không phải trả bằng máu xương của lịch sử ấy thấm thía đến cỡ nào không?

(Nguồn: http://www.trelangblog.com/2015/11/gui-am-zan-cuong-van-minh-so-phan-14.html?spref=fb)

 

_____

(1) https://www.danluan.org/tintuc/20090329/tam-muoi-nam-phap-thuoc

(2) Nguồn: http://www.siliconafrica.com/france-colonial-tax/

VÕ KHÁNH LINH