HV137 - Mẩu chuyện nhỏ về Bác Hồ - bài học lớn không bao giờ cũ

Bác Hồ với các nhân sĩ, quan lại triều đình Huế và lãnh đạo các đảng phái

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ tịch đã đặc biệt quan tâm đến công tác mặt trận đoàn kết toàn dân. Có đoàn kết toàn dân mới tạo ra sức mạnh to lớn để chống lại kẻ thù xâm lược khi đất nước non trẻ của ta đang ngàn cân treo sợi tóc.

Ở miền Nam, hàng ngàn quân Anh đổ bộ lên, theo sau là quân Pháp lăm le cướp nước ta lần nữa. Ở miền Bắc, hàng chục vạn quân Tàu Tưởng ồ ạt kéo vào mang theo nhiều bệnh tật và tệ nạn, như có tên còn mang cả bàn đèn thuốc phiện. Bất cứ ở đâu chúng cũng luôn quậy phá, sách nhiễu, cướp bóc, hãm hiếp… làm hại dân ta đến điêu đứng, cùng cực mà dân ta vẫn cứ phải nhẫn nhịn. Đã thế, theo sau chúng là Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ... kéo về lập các đảng phái, giành ghế trong Quốc hội không cần bầu nhằm lật đổ nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á của ta. Phải nói quân Tàu Tưởng kéo vào không chỉ gieo rắc thảm họa ghê gớm cho dân ta mà còn tạo điều kiện cho các đảng phái vô chính phủ mọc lên như nấm, gây mất đoàn kết nghiêm trọng trong nội bộ người Việt Nam.

Hiểu điều đó và có một tầm nhìn chiến lược từ xa khá sâu sắc, nên sau khi từ Việt Bắc trở về Hà Nội, Hồ Chủ tịch đã thành lập ngay Mặt trận Liên Việt để lôi kéo tất cả các đảng phái và quan lại cũ của triều đình nhà Nguyễn tham gia. Hơn thế nữa, Người còn mời các quan đầu triều có tên tuổi của chính quyền Bảo Đại và chính quyền thân Nhật ra làm việc như Thượng thư Bộ Lại Thái Văn Toản, cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Bùi Kỷ, Phan Kế Toại, Phạm Khắc Hòe đổng lý văn phòng của Bảo Đại... và các chí sĩ yêu nước như cụ Huỳnh Thúc Kháng, thậm chí các đảng phái chống đối ta quyết liệt như lãnh tụ Quốc Dân đảng Vũ Hồng Khanh.

Hầu như tất cả những quan lại cũ của triều đình Huế và các nhân sĩ yêu nước được Bác mời ra làm việc sau này đều theo kháng chiến và trung thành với cách mạng đến cùng, như trường hợp cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Bác Hồ đã viết thư mời cụ Huỳnh ra làm việc, nhưng lúc đầu cụ Huỳnh chưa hiểu cách mạng và chưa hiểu Bác nên đã nhất quyết không đi. Ông Nguyễn Văn Ngọc, lúc đó là Giám đốc Công an Trung Bộ, được lệnh của Bác đưa ô tô đến mời và thuyết phục mãi, nhưng cụ Huỳnh vẫn khăng khăng không chịu và nói: Nếu c H mun tôi ra làm vic, sao c không vào đây đón tôi mà li c anh?. Ông Ngọc giải thích lý do cụ Hồ bận trăm công ngàn việc không thể vào đón được, thì cụ Huỳnh lại bảo: Nếu thc c H có tm lòng như vy thì mi người đều phi có bn phn đi mt na đường để gp nhau. Tôi ra thì c H phi vào đón tôi mt đon. Thế mi hp lý và công bng chứ”.

Nhưng rồi ông Nguyễn Văn Ngọc kiên trì thuyết phục mãi, cụ Huỳnh cũng nhận lời. Và ông Ngọc trực tiếp đưa cụ Huỳnh ra Bắc. Một điều không may là khi xe đưa cụ Huỳnh đến sông Gianh thì bị dân quân du kích ngăn lại xét giấy tờ rất kỹ và lấy lý do phải thỉnh thị cấp trên đồng ý mới cho qua. Rất phiền hà. Ông Ngọc lấy cương vị là Giám đốc Công an Trung Bộ giải thích, thuyết phục mãi họ vẫn không nghe. Vì hồi đó dân quân du kích có quyền lắm, mà nhiều người lại không biết chữ nên giấy tờ đưa ra họ không thèm xem. Thế là phép vua thua lệ làng. Phải chờ lãnh đạo ra giải quyết. Chính do sự phiền toái đó mà cụ Huỳnh đùng đùng nổi giận bắt ông Ngọc phải đánh xe đưa cụ trở lại. Nhưng rồi sự việc cũng được giải quyết vì cấp trên của họ có mặt kịp thời để cho xe đưa cụ Huỳnh đi. Khi ra đến Hà Nội, chỉ sau mười lăm phút gặp Hồ Chủ tịch, cụ Huỳnh đã bị sự cuốn hút kỳ lạ của Bác làm cho nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng cảm mến, khiến hai nhà yêu nước tâm đồng ý hợp, hiểu nhau ngay. Cụ Huỳnh rất vui vẻ nhận lời ở lại Hà Nội cùng làm việc với Bác Hồ.

Sau này cụ Huỳnh Thúc Kháng đã làm Phó chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bên cạnh Hồ Chủ tịch. Khi Hồ Chủ tịch đi Pháp dựHội nghị Fontainebleau, chính Người đã tin tưởng giao quyền Chủ tịch nước cho cụ Huỳnh với lời dặn nổi tiếng: Dĩ bt biến, ng vn biến.

Thời gian Bác ở Pháp, Quốc Dân đảng cho rằng cụ Huỳnh ủng hộ họ nên đã công khai chống phá ta rất dữ dội, nhằm lật đổ chính quyền của ta vào ngày Quốc khánh của Pháp. Nhưng khi công an ta phơi bày rõ bộ mặt thật của Quốc Dân đảng chính là một nhóm chính trị, biến chất trong vụ án Ôn Như Hầu ở Hà Nội, làm cụ Huỳnh nổi giận liền ra lệnh cho lực lượng vũ trang bắt khẩn cấp để nghiêm trị. Đây cũng chính là nhờ công tác mặt trận toàn dân của Hồ Chủ tịch ngay từ ngày đầu cách mạng nên đã thuyết phục được các nhân sĩ yêu nước ủng hộ cuộc cách mạng của ta như cụ Huỳnh.

Cũng do vậy mà ngay sau khi kháng chiến bùng nổ, cụ Thượng thư Bộ Lại Thái Văn Toản đã ra kháng chiến vùng Nghệ-Tĩnh. Theo như ông Nguyễn Tạo - nguyên Trưởng ty Điệp báo Trung ương thời bấy giờ cho biết thì cụ Toản lúc đó tuy tuổi già sức yếu, nhưng đã giúp đỡ cho cơ quan công an khá nhiều việc ích nước lợi dân.

Đặc biệt cụ Toản còn có cô con gái là Thái Thị Thu Ngoạn đã có liên hệ mật thiết với cơ quan công an. Lúc đó cô có mối quan hệ với một sĩ quan Nhật tên Ma-gia-ru Đờ-bu-tri, là liên lạc của tướng Nhật I-ka-oa. Cũng do quan hệ này mà quân đội Nhật đã giao cho chính quyền cách mạng của ta một số vũ khí mà không nộp cho quân đội Tưởng. Hơn thế nữa tướng I-ka-oa còn đưa một số binh lính thân cận của ông như Đờ- bu-tri, hay quan ba tham mưu Na-ca-ha-ra... theo ta ra vùng kháng chiến để huấn luyện quân ta đánh Pháp. Chính tướng I-ka-oa đã trực tiếp chiến đấu vàhy sinh rất anh dũng ở mặt trận Quảng Ngãi.

Đấy mới chỉ là một vị quan lại được Hồ Chủ tịch mời ra làm việc. Còn có thể kể nhiều vị khác nữa được Bác mời ra làm việc đều có đóng góp không nhỏ cho cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa) và cố vấn Vĩnh Thụy (bìa phải)

Ngay với vua Bảo Đại, sau khi ông đọc bản tuyên bố thoái vị giao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng, thì ta lại không sử dụng. Nhưng khi Hồ Chủ tịch về đến Hà Nội nghe tin đó liền phê bình các đồng chí của ta và nói: Thế gii h đang nhìn ta vi con mt đỏ lòe, có mi tí vàng các chú li đem xóa đi mt. Rồi ngay sau đó, Người viết thư và cho đặc phái viên của ta vào Huế mời Bảo Đại ra Hà Nội làm việc với chức danh cố vấn. Và cái tên C vn Vĩnh Thy đã được nhắc tới từ đó.

Khi Vĩnh Thụy ra Hà Nội làm cố vấn, Quốc Dân đảng phản động ở Huế luôn tìm cách tranh thủ Nam Phương Hoàng hậu để lôi kéo kích động, nhưng bà đã trả lời: Nhà tôi ra ngoài đó đã có c H ri, nên tôi không có điu gì phi lo ngi cả”. Thậm chí họ thuyết phục Nam Phương Hoàng hậu theo họ, nhưng bà hoàng không trả lời, chỉ lặng lẽ vào ngồi xuống cây đàn dương cầm đánh bản nhạc Tiến quân ca của Văn Cao...

Khi thực dân Pháp lật lọng định đánh ta, chúng muốn kéo Bảo Đại ra nước ngoài bằng cách nhờ Tưởng Giới Thạch mời sang Côn Minh để làm con bài chính trị sau này. Hồi đó, một số lãnh đạo của ta và cả Vũ Hồng Khanh liền khuyên Bác: C mà cho Bo Đại đi Côn Minh lúc này khác nào th h v rng.... Nhưng Hồ Chủ tịch vẫn chấp thuận cho Bảo Đại đi và nói với mọi người là: Thà người ph ta, ch ta không th ph người!.

Cũng những ngày nóng bỏng và sục sôi cách mạng ấy, các đảng phái phản động luôn tổ chức những cuộc ám sát bắn giết những nhà lãnh đạo cách mạng của ta, rồi cướp bóc, tống tiền và hãm hiếp phụ nữ, gây rối ren cho toàn xã hội, đặc biệt là Quốc Dân đảng và đảng Đại Việt. Do vậy mà lực lượng vũ trang cách mạng ba miền của ta có bắt một số chính khách của họ, đồng thời cũng bắt một số quan lại cũ. Nhưng khi được tin ta bắt Ngô Đình Diệm thì Hồ Chủ tịch đã chỉ thị phải thả ngay.

Ngay tại Hà Nội, Hồ Chủ tịch còn vào tận trại giam của Ty Liêm phóng Bắc Bộ lúc đó do ông Chu Đình Xương lãnh đạo, rồi chỉ thị thả một loạt chức sắc của các đảng phái, như thả Trần Văn Chương (cha của Trần Lệ Xuân) và lệnh cho ông Chu Đình Xương phải lấy ô tô đưa về tận nhà. Nhìn thấy một phạm nhân mặt mày thâm tím, Hồ Chủ tịch liền hỏi vì sao, thì phạm nhân sợ quá không dám nói thật mà nói dối là bị ngã, thấy thế Người liền nói: Có phi là anh đã ngã vào th pht ca ông qun giáo ch gì?. Rồi ngay sau đó Hồ Chủ tịch đã chỉ thị cho giám thị trại giam không được đánh đập, dùng nhục hình đối với phạm nhân.

Do chỉ thị ấy mà công an ta rất lúng túng, vì bọn tội phạm lì lợm không khai, gây khó khăn rất nhiều cho cán bộ điều tra của ta. Bởi thế, công an ta mới nảy ra sáng kiến là cù cho nó cười. Chính nhờ có sáng kiến này nên nhiều tên không chịu được cù đã phải khai. Như thế, ta vừa thực hiện đúng chỉ thị của Bác lại vừa làm tốt được công tác nghiệp vụ của mình.

Chỉ thị rất nhân đạo không đánh đập phạm nhân của Bác đã tác động thuyết phục được nhiều tên phản động khác. Nhiều tên đã phản tỉnh sẵn sàng khai hết tội lỗi của mình và âm mưu của kẻ địch cho cơ quan công an để ta kịp thời ngăn chặn. Chính Vũ Hồng Khanh, đảng trưởng Quốc Dân đảng, cũng thừa nhận tính nhân đạo và lòng vị tha của Bác Hồ không chỉ với mọi người mà ngay với những người đối đầu với cách mạng. Sau này về cư trú ở Thổ Tang, gặp cán bộ ta, Vũ Hồng Khanh vẫn tỏ ra rất kính trọng Bác Hồ và nói: Tết năm 1946 mc dù rt bn nhưng c H vn dành thi gian đến thăm chúc Tết v chng tôi và cho các cháu cam, làm gia đình tôi rt vinh d và vô cùng xúc động.

Bác Hồ với quan điểm đóng giả Người khi xuất hiện trước dân

Khi Hồ Chủ tịch ở Hội nghị Fontainebleau từ Pháp về Hải Phòng là lúc tình hình đất nước đang vô vàn phức tạp và bất ổn. Nhất là sau vụ án Ôn Như Hầu, cụ Huỳnh Thúc Kháng ra lệnh bắt Quốc Dân đảng để nghiêm trị, làm chúng lồng lên phản ứng rất quyết liệt. Chúng liên tục tổ chức những vụ bắt cóc, ám sát các đồng chí lãnh đạo của ta để trả thù. Vậy nên, việc đưa Bác từ Hải Phòng về Hà Nội bằng tàu hỏa quả là không mấy an toàn.

Trước tình hình ấy, Ty Liêm phóng Bắc Bộ liền bàn phương án đưa Bác về Hà Nội phải tuyệt đối an toàn. Một phương án đưa ra xem như sáng kiến tối ưu là mượn người đóng giả Hồ Chủ tịch. Với lý luận đưa ra là ngay Hitler cũng có tới bốn, năm người đóng thế. Cho nên phần lớn những buổi ngồi trên khán đài và đứng trên ô tô giơ tay để duyệt binh hàng giờ hầu hết là Hitler giả nói nhép theo mi-crô phát, thậm chí có nhân vật đóng thế còn luyện cả tiếng giống hệt như giọng Hitler nói nữa. Còn Hitler thật ít khi tiếp xúc trực tiếp với dân chúng. Vậy nên, trước tình thế hết sức căng thẳng này ta phải bí mật đưa Bác về Hà Nội bằng ô tô. Còn Hồ Chủ tịch giả sẽ đi tàu và mỗi ga sẽ đứng ra chào đồng bào bằng câu nói nhép ngắn gọn do loa phát. Sau đó, thư ký của Người sẽ giải thích là Hồ Chủ tịch vừa đi xa về mệt không tiếp xúc với đồng bào lâu được, xin đồng bào thông cảm.

Điều khá thuận lợi nữa là lúc đó có một nhân viên ở nhà băng Hà Nội giống Bác như đúc. Một lần được tin Bác Hồ sẽ đến chùa Láng nói chuyện, ông ta liền đạp xe xuống nghe. Nhìn thấy ông ta, mọi người tưởng Hồ Chủ tịch vội ùa nhau ra đón, xô đổ cả bức tường, nhưng khi mọi người đến nơi hoan hô thì ông ta dừng lại nói: Tôi không phi c H, tôi ch là người dân đến đây nghe c nói chuyn và ngm c chút thôi. Đến lúc này mọi người mới ngã ngửa ra là đã lầm.

Với phương án nhờ ông nhân viên nhà băng đóng giả Hồ Chủ tịch đi tàu về Hà Nội, mọi người đều nhất trí cho là một phương án hay lại bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Bác. Nhưng khi xin ý kiến Bác thì Người lắc đầu nói: Dù bt c tình hung nào thì các chú cũng phi cho Bác tiếp xúc vi đồng bào, để Bác gii thích cho đồng bào hiu H Chí Minh không phi là k bán nước như li mt s k thù địch đã cho Hip định Fontainebleau là bán nước. Mt khác, chuyn gi di này mà l ra thì s mt hết nim tin vi dân chúng. Bi gi Bác đi tiếp xúc nói chuyn vi đồng bào, mi người s nghi ng cho rng không chng đây là ông H gi cũng nên. Chính vì vy mà chúng ta không bao gi được phép la di dân.

Thế là phương án đóng giả Hồ Chủ tịch bị phá sản. Phương án để Hồ Chủ tịch đi tàu vẫn được thực hiện.

Và thật không ngờ, trong suốt chặng đường đi tàu từ Hải Phòng về Hà Nội, ở các ga tàu dừng, Hồ Chủ tịch đều được đông đảo bà con chào đón rất nồng nhiệt và quây quần xung quanh để bảo vệ Người, đồng thời tất cả đều rất phấn khởi, yên lặng lắng nghe từng lời nói của Bác mà không có một thế lực phản động nào dám ho he quấy phá.

Thế mới biết, không bao giờ lừa dối nhân dân mới tạo được niềm tin tuyệt đối. Niềm tin của nhân dân chính là sức mạnh vô song để cách mạng chiến thắng.

TÔN ÁI NHÂN