HV151 - Tác động bí ẩn lên não của COVID-19

Bệnh nhân COVID-19 trải qua nhiều biến chứng liên quan tới thần kinh như mất khứu giác, vị giác, đột quỵ, rối loạn chức năng não. Một trong những điều khó hiểu về vi rút nCoV là bao nhiêu cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Các bác sĩ đã đề cập tới tim, phổi và hệ tiêu hóa nhưng tác động của COVID-19 lên hệ thần kinh vẫn là một bí ẩn lớn.

Một nghiên cứu vào tháng 4-2020 cho thấy, hơn 1/3 trong 214 bệnh nhân COVID-19 được khảo sát đã trải qua những biến chứng thần kinh từ việc mất khứu giác cho tới đột quỵ.

Vi rút nCoV còn có thể dẫn tới các biến chứng khác như mê sảng, viêm não và tổn thương thần kinh. Theo báo cáo của Đại học London (Anh) vào đầu tháng 7, 10 trong số 43 bệnh nhân đã trải qua rối loạn chức năng não tạm thời và mê sảng, 12 người bị viêm não, 8 người đột quỵ và 8 người bị tổn thương thần kinh. Tờ The Lancet Psychiatry cũng công bố khảo sát trên 153 bệnh nhân cho thấy, thậm chí cả những người dưới 60 tuổi cũng bị các triệu chứng tương tự.

Vi rút nCoV tác động tới não như thế nào vẫn chưa hoàn toàn rõ. Tuy nhiên, hai bác sĩ chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh, Sanjay Gupta và Minali Nigam, vẫn muốn đi tìm câu trả lời.

Bác sĩ Gupta đã có 20 năm kinh nghiệm và vẫn luôn ấn tượng với cách bộ não được cơ thể bảo vệ. Vỏ sọ cứng, hệ máu não và dung dịch đã tạo ra những điểm bảo vệ trước khi những phân tử nhất định được phép xâm nhập. Đó là bộ phận quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, vi rút nCoV vẫn có thể xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương.

Triệu chứng liên quan tới hệ thần kinh phổ biến nhất là mất khứu giác và vị giác. Đó cũng là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo ai đó bị COVID-19. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, mất tỉnh táo, yếu mệt…

Vi rút lây qua những giọt bắn trong không khí, xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi và miệng. Khi điều đó xảy ra, vi rút sẽ tấn công vào dây thần kinh khứu giác khiến bạn không thể ngửi được. Ngoài ra, vi rút cũng có thể xâm nhập nụ vị giác, cản trở chuyển tín hiệu lên não, khiến bạn mất vị giác.

Tất nhiên, đó chỉ là một giả thuyết nhưng theo nghiên cứu trên 417 bệnh nhân, có 88% bị các triệu chứng trên. Phần lớn bình phục trong vòng 2 tuần, không có các tác động nào khác.

Một giả thuyết khác liên quan tới thụ thể protein ACE2 có trong mọi tế bào của phổi, thận, mạch máu, cơ bắp, mũi và miệng. ACE2 giúp duy trì huyết áp, bảo vệ tim và não. Ở mũi và miệng, vi rút bị cho là cản trở thụ thể ACE2 trong các tế bào thần kinh cảm giác. Tuy nhiên, phần lớn triệu chứng dường như không do vi rút trực tiếp gây ra mà do phản ứng thái quá của hệ miễn dịch chống lại vi rút.

Trong trường hợp đột quỵ, vi rút cản trở ACE2 trong các mạch máu, khởi phát cơn bão cytokine - hệ miễn dịch phản ứng thái quá với vi rút nCoV. Hệ thống đông máu của cơ thể bị tổn thương sẽ hình thành những cục máu đông. Hiện tượng đột quỵ có thể xảy ra nhưng dấu hiệu không rõ rệt nên nhiều người không nhận ra. Một số có thể trải qua tình trạng mất trí nhớ, giảm tập trung. Số khác bình phục nhưng vẫn bị căng thẳng, lo lắng, mất ngủ…

Tuy nhiên, viêm nhiễm nặng có thể phá hủy bức tường bảo vệ não dẫn tới phù não, động kinh, lây nhiễm. Cô bé 5 tuổi Skylar Herbert (Michigan, Mỹ) đã qua đời vì phù não. Một số bệnh nhân còn bị hội chứng Guillain-Barre - hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các dây thần kinh.

Trên thực tế, biến chứng thần kinh cũng có thể gặp ở các loại bệnh như cúm, sởi, vi rút đường hô hấp khác. Điều này xảy ra do hai lý do chính: vi rút tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh và tác động từ phản ứng thái quá của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp COVID-19 liên quan tới biến chứng thần kinh hơn so với các loại vi rút corona trước đó. “Làm tổn thương thần kinh dường như là yếu tố nổi trội của loại vi rút corona này” - bác sĩ Felicia Chow, Đại học California (Mỹ), cho hay.

Hiện chưa có những nghiên cứu quy mô về các biến chứng thần kinh liên quan tới COVID-19. Bởi vậy, các bác sĩ vẫn điều trị những triệu chứng đó như với bệnh nhân không có vi rút.


   Coi chừng mất lái

                                      HOÀNG THIẾU PHỦ

Theo TTO - từ năm 2015, bà Phạm Thị Kim Oanh, nhân viên hợp đồng Trung tâm thông tin và chương trình giáo dục thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM mỗi năm vừa trực tiếp viết nhiều đầu sách tham khảo Giáo dục mới, vừa tư vấn, giới thiệu sách, môi giới phát hành... nên thu nhập cả gói vào loại siêu khủng. Trong guồng máy làm sách của bà, có người chỉ là nhân viên tổ phục vụ được chia hơn 67 triệu đồng, nhân viên nấu ăn được chia hơn 68 triệu. Còn  những ai được hưởng bao nhiêu nữa thì... khó mà biết!

                                 Sách học là loại chân kinh

                                 Từng lời từng chữ phải tinh phải ròng

                                 Một khi đã đem ra dùng

                                 Sẽ thành pháp lệnh của từng quốc gia

                                 Sách học không phải cành đa

                                 Để cho chị kiến leo ra leo vào

                                 Hợp đồng tham khảo tham khào

                                 Độc quyền biên soạn, mời chào kinh doanh

                                 Biến sách thành cây khế vàng

                                 Tha hồ may đãy ba gang nhét đầy

                                 Chia nhau ăn đẫm, ăn dầy

                                 Trong khi đây đó cô thầy nghèo xơ

                                 Phụ huynh è cổ ra mua

                                 Học trò nhắm mắt mà đưa cái đầu

                                 Cái đầu khác thể cành đào

                                 Để cho chị kiến leo vào leo ra

                                 Than ôi! Việc học xứ ta

                                 Sao mà rối rắm, mập mờ, rủi ro

                                 Cỗ xe Giáo dục edu

                                 Chập chà chập choạng bên bờ ruộng sâu

                                 Bác tài ơi! Hãy tỉnh mau

                                 Coi chừng mất lái, kéo nhau xuống sình.


Ảnh minh họa
 

Ngũ giác 

quan tham

PHAN BÌNH

Tứ giác quan tham liệt cả rồi

Chỉ còn xúc giác mạnh lên thôi

Mắt tai nay đã mù và điếc

Mũi lưỡi giờ thì nghẹt với thui
 

Không thấy không nghe bao chuyện bậy

Chẳng màng chẳng biết lắm điều tồi

Tay còn biết nhận cho vào túi

Bốn giác quan kia liệt mất rồi.
 

 

 

XUÂN THÔNG (sưu tầm)