Tôi là độc giả thường xuyên của báo Hồn Việt. Đọc Hồn Việt số 56 (tháng 3/2012), bài viết của ông Lê Tự Hỷ về thi Tú tài và tuyển sinh đại học tại Việt Nam, tôi rất tâm đắc và được biết tác giả là người có tâm huyết đóng góp cho nền giáo dục nước nhà.
Vấn đề này Bộ Giáo dục - Đào tạo và các nhà giáo dục bàn bạc rất nhiều, nhưng đến nay vẫn còn là “đường xưa lối cũ”, trong khi các nước trên thế giới đã đi vào nề nếp từ lâu. Tôi thấy các kỳ thi của học sinh, sinh viên quá nặng nề, hao tốn nhiều sức lực, tiền của tổ chức và sức khỏe của các cháu, trong khi nước ta còn nghèo.
Có mấy điều tôi tâm đắc nhất:
- Tổ chức thi vừa gọn nhẹ về thời gian, chi phí và sức lực của thí sinh, chỉ vài ngày là xong, vừa thi Tú tài vừa thi đại học (2 trong 1).
- Đề thi chung do Bộ Giáo dục - Đào tạo soạn thảo thống nhất toàn quốc.
- Vấn đề tự trị đại học. Ở các nước phát triển, mỗi đại học tự ra đề thi, chấm thi và tuyển sinh theo chỉ tiêu, yêu cầu của đại học đó và theo nhu cầu xã hội.
Điều này các nhà giáo dục Việt Nam đã bàn rất nhiều và cũng đề xuất nhiều ý kiến rất hay vừa mang tính khoa học, hiện đại nhưng mãi đến hôm nay vẫn “dậm châm tại chỗ”? Căn bản là vấn đề tiêu cực mà ta chưa bài trừ được thì không thể nào đặt vấn đề tự trị đại học.

Hiện nay giao quyền tự trị cho các đại học, lập tức xảy ra lắm điều rắc rối, phức tạp chỉ vì vấn đề tiêu cực mỗi nơi ít nhiều không tránh khỏi, mà hậu quả là chất lượng, trình độ sinh viên ra trường thấp kém. Phần thiệt thòi mà người gánh lấy là con em và phụ huynh chúng ta mà thôi. Vấn đề tự trị đại học hiện nay vẫn còn ở phía trước như bao vấn đề xã hội khác vẫn chưa giải quyết được chỉ vì: xã hội ta còn tiêu cực và tham nhũng!!
Vì thế, nếu gộp cả hai kỳ thi vào một, để các tỉnh chấm rồi lấy điểm báo lên, thì liệu có “nống” điểm ra để đậu 99% như vừa qua. Nghĩa là tỉnh nào cũng mặc sức “rong công phóng điểm” thì “loạn cào cào”, còn biết đâu mà lần!
Nếu gỡ được cái khó này thì thực hiện phương án như tác giả Lê Tự Hỷ đề ra rất tuyệt!
BS NGUYỄN VĂN MƯỜI
Bài liên quan
Kỳ cuối: Đề nghị một phương án thi Tú tài và tuyển sinh đại học
Kỳ IV: Nước ta có nên bỏ kỳ thi Tú tài? Giao cho các địa phương tự tổ chức?
Kỳ III: Các cuộc cải cách giáo dục của Mỹ bị chỉ trích như thế nào?
Kỳ II: Vụ gian lận lớn nhất lịch sử giáo dục Mỹ
Kỳ I: Những hệ lụy của cách nhìn sai lầm về tỉ số thi đỗ