Lý luận phê bình
Ghi nhận ở Hội thảo Hội An
LTS. Trong hai ngày 4 và ngày 5/8/2009 tại Hội An (Quảng Nam), Hội đồng Lý Luận Phê Bình Văn Học, Nghệ Thuật Trung Ương đã diễn ra cuộc hội thảo về “Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay”. Đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung Ương Đảng đã đến dự và phát biểu. Đồng chí Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung Ương Đảng, Chủ tịch Hội Đồng Lý Luận Phê Bình Văn học, Nghệ thuật Trung Ương đã khai mạc và kết luận Hội thảo.
Dưới đây, chúng tôi xin lược ghi, trích đăng một số ý kiến của các nhà nghiên cứu, của các văn nghệ sĩ tham dự Hội thảo.
Ðường đời, đường thơ Hữu Thỉnh
1. Thị xã Thanh Hoá năm 1971, những đêm phòng thủ không đèn điện đã đành, còn rất hiếm thấy ánh đèn dầu. Đêm chiến tranh thật nhiều những ái ngại và lo âu. Bỗng có người gọi chúng tôi và bảo rằng: Có bạn từ ngoài Bắc vào thăm. Người bạn đó là Hữu Thỉnh, thời ấy được coi là nhà thơ trẻ.
Đôi dòng về Tiếng khóc của Nàng Út (*)
Nguyễn Chí Trung là một ngòi bút triết luận. Ông có khả năng tổng hợp và phân tích sâu sắc những tình huống đặc thù của lịch sử. Tiếng khóc của Nàng Út, do đó, là một tiểu thuyết sử thi, một tiểu thuyết triết luận, một tiểu thuyết lịch sử.
Đọc PHÒNG TUYẾN SÔNG BỒ của Đỗ Kim Cuông
Sông Bồ là con sông chảy qua Thừa Thiên – Huế, phía thượng lưu là vùng căn cứ, và vượt qua sông Bồ là vùng đất tạm chiến. Cuộc chiến đã diễn ra vô cùng khốc liệt ở vùng Trị - Thiên, mà vùng sông Bồ là vùng đất quan yếu. Đỗ Kim Cuông từ Thái Bình vào chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, chiến đấu ở phòng tuyến sông Bồ này hàng chục năm. Tất cả cái ác liệt, cái đặc thù, tình người, đau khổ, hy sinh và hy vọng của vùng phòng tuyến ấy, đã vào trong người anh sâu lắng, và bây giờ là lúc anh viết nó thành tiểu thuyết.
Độc lập và Duy Tân (Kinh nghiệm Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam)
Vào nửa sau thập niên thứ nhất của thế kỷ XX trong văn học Việt Nam bí mật, dưới chế độ thực dân Pháp, lưu hành rộng rãi một tác phẩm mang tên là Á-tế-á ca (Bài ca châu Á). Sự thật đó không phải là một bài ca về châu Á, sở dĩ có tên đó là vì nó là một bài ca truyền miệng mở đầu bằng ba chữ Á-tế-á trong câu mở đầu: “Á-tế-á năm châu là bậc nhất”.
Đọc Ký ức vụn của Nguyễn Quang Lập
NGÔ NGỌC NGŨ LONG
Nguyễn Quang Lập được công chúng biết đến nhiều ở lĩnh vực điện ảnh và sân khấu nhiều hơn là văn học. Những kịch bản của anh: Đời cát, Thung lũng hoang vắng, Trái tim bé bỏng gắn liền với đôi vợ chồng đạo diễn Nguyễn Thanh Vân - Phạm Nhuệ Giang đồng thời cũng gắn liền với các Giải vàng, Giải bạc trong các Liên hoan phim trong nước và Quốc tế. Ở lĩnh vực sân khấu anh cũng được tiếng là tác giả của những vở kịch chính luận khá gai góc và đã nhận nhiều giải thưởng…
Đọc Được sống và kể lại của Trần Luân Tín
HÀ ĐÌNH CẨN
Vài năm nay bạn đọc gặp sự nở rộ của hồi ký chiến tranh. Chỉ riêng mục lục của Nhà xuất bản Quân đội đã có hàng trăm cuốn ký sự của các tướng tá từng bạc tóc nơi trận mạc. Từ mấy chục năm nay, trong cuộc sống hòa bình, Thành Cổ Quảng Trị vẫn là nơi gợi nhiều ký ức bi tráng về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm trên trận địa với chu vi chỉ non 2160 mét vuông mà phải chịu hơn 8 vạn tấn bom đạn, tính ra mỗi mét vuông trận địa trộn xương máu 5 chiến sĩ. Anh lính thông tin Trần Luân Tín từng bảy năm học trường Mỹ thuật, vì thế dù chỉ bằng những con chữ, Được sống và kể lại vẫn có dáng dấp một bức tranh, bố cục chặt, đường nét với từng chi tiết được chăm sóc kỹ càng, rất kiệm màu…
Đóa hoa lỗi hẹn của nhà thơ Karel Hynek Makha (1)
Ngày 16/11 năm nay, vừa tròn 200 năm kể từ khi Karel Hynek Makha - nhà thơ lãng mạn lớn nhất của nền văn học Tiệp - qua đời. Đây không chỉ là ngày kỷ niệm của riêng giới văn học, mà là của đông đảo nhân dân, nhất là những người hâm mộ thơ. Vào dịp này, Hội Nhà văn Tiệp dưới sự bảo trợ của Quốc hội Cộng hòa Séc đã tổ chức một cuộc triển lãm mang tên: Điều kỳ diệu mang tên Macha (khai mạc ngày 20/9/2010 tại sảnh chính nhà Quốc hội) và tiếp theo là những cuộc hội thảo cùng các hoạt động khác sẽ diễn ra trong tháng 11 tại Praha và Litomeritxê - nơi nhà thơ đã sống và qua đời.
Diễn văn khai mạc: Hội nghị quốc tế “Giới thiệu văn học Việt Nam”
HỮU THỈNH
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam,
Trưởng ban Tổ chức Hội nghị
Thật là có ý nghĩa, trong những ngày mở đầu năm mới 2010, Hội nghị Giới thiệu văn học Việt Nam lần thứ hai được tổ chức trọng thể tại thủ đô Hà Nội đúng vào dịp thành phố kỷ niệm 1000 năm tuổi. Đó cũng là 1000 năm văn học chữ viết của Việt Nam trên cái nền xa xưa và bền vững của văn học dân gian với những viên ngọc sáng thể hiện rực rỡ tâm hồn dân tộc.
Diễn từ của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị quốc tế “Giới thiệu văn học Việt Nam”
NGUYỄN THIỆN NHÂN
Phó Thủ tướng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Từ 31 quốc gia khác nhau, từ nhiều nền văn hoá khác nhau, các bạn đã đến với đất nước Việt Nam, đến thủ đô Hà Nội sắp kỉ niệm 1000 năm tuổi của chúng tôi, với một tấm lòng bè bạn, với mong muốn tốt đẹp muốn tìm hiểu đất nước và nhân dân chúng tôi, để tìm hiểu, dịch và giới thiệu văn học Việt Nam đến nhân dân đất nước các bạn.
Thay mặt 86 triệu người dân Việt Nam, tôi xin gửi tới các nhà văn, các dịch giả, các vị khách quý lời chúc mừng chân thành nhất và lời chúc tốt đẹp nhất cho cho năm 2010.