Lý luận phê bình

Diễn kịch Lôi Vũ ở ngục Sơn La

Cuối năm 1944, ngục Sơn La còn hơn 200 tù chính trị. Lúc này công sứ Cousseau bị đổi đi nơi khác, Robert đến thay Lebon vẫn làm giám ngục.

Đến thời điểm “sang mùa”

Khi còn là sinh viên những năm trước 1975, tình cờ đọc được thơ Tanka (Tập Vạn diệp), những câu thơ còn mãi ám ảnh tôi: Đàn nhạn bay về / Cây phong của ta ơi? Đến lượt em rồi đó / Đã sang mùa / Em hãy đổi màu đi (Vô danh). Sau này có dịp tìm hiểu về văn học Nhật Bản, tôi càng thích thú và luôn nghĩ về một xứ sở, nơi mà “Thiên nhiên và con người trở nên mới lạ khi đến kỳ đổi mùa”. Trong mắt tôi, văn học, nghệ thuật Nhật Bản chứa đựng biết bao hình ảnh tuyệt diệu về cánh hạc, về tuyết, về cố đô Kyoto, về nỗi cô đơn của con người…

Đại cáo bình Ngô

Lời người dịch: Bản dịch Bình Ngô đại cáo (平吳大誥) của cụ Bùi Kỷ (1888-1960) là một kiệt tác về nghệ thuật dịch. Nó đã trở nên quen thuộc, đã được GS Bùi Văn Nguyên nhuận sắc và đem dùng trong nhà trường.Với tất cả tấm lòng kính yêu các bậc tiền bối, chúng tôi _ Ngô Linh Ngọc (1922-2004) vốn là học trò của cụ Bùi Kỷ và Mai Quốc Liên _ cũng ra công dịch lại thêm một bản dịch mới. Vì sao?

Đã ngừng đập một trái tim nồng cháy!!…

NGÔ NGỌC NGŨ LONG

Tin chị mất bất ngờ đến không thể nào tin nổi. Mới tháng trước gọi cho chị, vẫn nghe chị cười vui trong điện thoại, chị bảo từ đây muốn gặp nhau, chắc là em phải đến chị thôi. Chị giờ yếu rồi, chắc không thể đến tòa soạn Hồn Việt lấy báo và để “tám” chuyện văn chương với em được nữa. Khi chị bị tai nạn, chị gọi điện báo tin, đến thăm chị, chị vẫn cười tươi, chẳng nói nhiều về cái chân băng bột trắng xóa của mình mà chỉ bàn về chuyện Nguyễn Trãi… Tôi thầm nghĩ, với sức sống mãnh liệt trong trái tim bộn bề lo toan cùng cuộc đời như chị, ai có thể nghĩ chị đã bước qua tuổi 80. Tôi vẫn có thói quen gọi chị là chị dù có lần chị nhắc, coi chừng em chỉ bằng tuổi con chị đấy… Nhưng tôi biết chị vẫn vui thích khi gọi tôi là em gái…

Cung oán ngâm khúc

LTS: Chúng tôi vừa sưu tầm được bài viết thú vị của Hoài Thanh từ 60 năm trước, đến nay chưa từng in lại ở đâu, xin giới thiệu với bạn đọc.

Cùng một ánh trăng

Nhà thơ Huy Cận cho rằng trên thi đàn Việt Nam thế kỉ XX, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử sẽ là một trong số những người hiếm hoi để lại tên tuổi cho hậu thế.

CON TRÂU và SÀO PHỦ

Viện Bảo tàng Quốc gia Tokyo bên Nhật có một bức tranh do họa sĩ Eitoku (1543 – 1590), thời Momoyama, vẽ Sào Phủ đang gò cổ con trâu đi quay ngược lại và phía đằng sau có một cây thông. Bức tranh ngụ ý nhắc lại câu chuyện của Hứa Do và Sào Phủ, hai bậc ẩn sĩ đời thượng cổ.

Cơ sở lập luận trong "Tuyên ngôn Độc lập"

Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc…

Chín hướng tiếp cận Nguyễn Du: Nhìn lại và đi tiếp

Nhân kỷ niệm lần thứ 245 năm sinh Nguyễn Du (1765-1820), tôi xin nêu lên những hướng tiếp cận Nguyễn Du, hay nói một cách khác, những cách đọc Nguyễn Du để chúng ta cùng nhìn lại và đi tới.

Chế Lan Viên, như tôi biết

Ngày 19/11 vừa qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã trân trọng tổ chức lễ tưởng niệm và hội thảo về thân thế và sự nghiệp nhà thơ Chế Lan Viên. Đến dự, có hàng trăm nhà văn - nhà nghiên cứu, nhà báo…; trong đó có đồng chí Nguyễn Thế Kỷ- Phó trưởng Ban Tuyên Huấn Trung ương, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam; các nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, Vũ Tú Nam, Phan Quang… những “bạn văn” thời Chế Lan Viên.