Lý luận phê bình

Chế Lan Viên, 20 năm nhớ lại

MAI QUỐC LIÊN

Tôi chưa bao giờ có thời gian ngồi tĩnh tâm để viết về Anh. Và thế đó mà 20 năm đã trôi qua. Tôi nghĩ rằng ngày Giỗ anh sau 20 năm anh mất, thế cũng tạm yên ủi tâm hồn anh trên một cõi trời khác, như anh viết trong Từ thế chi ca. Và yên ủi những người yêu thơ anh trên cõi đời này. Thế nên, dù bận cho số báo và những công việc “sự vụ” linh tinh khác của một cơ sở nghiên cứu, tôi vẫn thấy không yên khi không viết mấy dòng vội vàng này.

CHẾ LAN VIÊN (Kỳ 2)

VŨ QUẦN PHƯƠNG

Kỷ niệm 20 năm ngày mất 19/6/1989 - 19/6/2009 của Chế Lan Viên:

Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23/10/1920, quê ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Làm thơ từ năm 12, 13 tuổi ở huyện lỵ An Nhơn, ký những bút danh mang tên đất của Quảng Trị: Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai. Ông nói: Khi ấy chưa ý thức đó là thơ. Xuống Bình Định, gặp Yến Lan, mới hiểu ý nghĩa của việc làm thơ, ký bút danh Lan Viên (Vườn Lan, không biết có do tên Yến Lan gợi nên không). Xuống Quy Nhơn, thành người làm thơ thực sự. Bút danh Lan Viên có thêm họ Chế: Chế Lan Viên, và… phát ngôn huênh hoang về công việc của mình: “Làm thơ là một sự phi thường” (Trích Tựa do chính ông viết cho tập Thơ văn chọn lọc, Sở Văn hoá thông tin Nghĩa Bình, 1992).

CHẾ LAN VIÊN (kì 1)

VŨ QUẦN PHƯƠNG

Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23/10/1920, quê ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Làm thơ từ năm 12, 13 tuổi ở huyện lỵ An Nhơn, ký những bút danh mang tên đất của Quảng Trị: Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai. Ông nói: Khi ấy chưa ý thức đó là thơ. Xuống Bình Định, gặp Yến Lan, mới hiểu ý nghĩa của việc làm thơ, ký bút danh Lan Viên (Vườn Lan, không biết có do tên Yến Lan gợi nên không). Xuống Quy Nhơn, thành người làm thơ thực sự. Bút danh Lan Viên có thêm họ Chế: Chế Lan Viên, và… phát ngôn huênh hoang về công việc của mình: “Làm thơ là một sự phi thường” (Trích Tựa do chính ông viết cho tập Thơ văn chọn lọc, Sở Văn hoá thông tin Nghĩa Bình, 1992).

Chào mừng Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII: Nhìn lại chúng ta không có gì nổi bật

Đã họp Hội nghị Nhà văn ở cơ sở, rồi sẽ họp Đại hội toàn thể ở Thủ đô, thế là vui quá rồi.Năm năm qua, nhiều hội viên cao tuổi đã về sinh hoạt hội ở thế giới bên kia, năm nay lại có rất nhiều hội viên cao tuổi không biết có chờ được đến kỳ đại hội sau không, cũng có nhiều hội viên mới được kết nạp, tên tuổi và quan trọng hơn là tác phẩm còn chưa biết (một cuốn tiểu thuyết, một tập truyện ngắn hoặc một tập thơ in những 500… bản thì muốn đọc cũng chẳng có sách mà đọc). Thế thì chẳng nhân dịp này mà gặp nhau hàn huyên, mà gặp gỡ làm quen, mà vui!

Chào mừng Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII: Đồng hành, đồng tâm của bốn thế hệ Nhà văn

“Trong sáng tạo văn học nghệ thuật, nếu các đồng chí mỗi người không có cái gì đó của riêng mình thì tức là các đồng chí không có cái gì cả”. Trong một lần trò chuyện với các văn nghệ sĩ vào giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, đồng chí Phạm Văn Đồng có phát biểu một ý kiến như vậy. Câu nói đó chứng tỏ đồng chí thấu hiểu đặc trưng của lao động sáng tạo văn học nghệ thuật.

Chào mừng Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII: Cần một Ban Chấp hành đủ mạnh để làm việc

Có thể khẳng định nhiệm kỳ 2005-2010 Ban Chấp hành của Hội Nhà văn Việt Nam đã làm được quá nhiều việc. Vị thế của Hội Nhà văn, của các nhà văn ngày càng nâng cao. Khi mà nạn bằng giả, tiến sĩ giấy càng lan tràn thì uy tín giới nhà văn càng được xã hội tôn vinh (mặc dù không tránh khỏi vài chuyện vặt vãnh).

Chào mừng Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII: Cái khó của lý luận phê bình hiện nay

LÊ QUANG TRANG
(Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM)

Phải thừa nhận rằng, trong nhiệm kỳ vừa qua, Ban Chấp hành Hội Nhà văn khóa VII đã quan tâm hơn đến công tác lý luận phê bình. Vì thế, cùng với đội ngũ làm công tác này ở các tổ chức khác, với cách nhìn mới, vận dụng những lý luận và phương pháp phê bình mới, đã đem lại cho nền lý luận phê bình của ta những bước tiến dài so với trước.

Cha con Tào Tháo Ba nhà thơ ba phong cách

PHẠM THỊ HẢO

Tào Tháo không chỉ là nhà chính trị, nhà quân sự tài năng mà còn là nhà thơ kiệt xuất, có nhiều sáng tác góp phần đáng kể vào dòng thơ hiện thực truyền thống của Trung Quốc. Ở phương diện nhà thơ, ông cùng hai con trai Tào Phi và Tào Thực với danh xưng đẹp đẽ “Tam Tào” đều được đánh giá rất cao, và mỗi người có một phong cách riêng rõ rệt…

CAO BÁ QUÁT – một thiên tài kỳ vĩ của văn học Việt Nam (trích)

MAI QUỐC LIÊN

Thơ Cao Bá Quát vút lên từ một số phận. Không phải số phận của chỉ một cá nhân mà còn là của cả một dân tộc. Hàng ngàn năm, chúng ta mới có một hiện tượng văn học kỳ tuyệt và đáng ngạc nhiên như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà trước Cách mạng tháng Tám, lúc mà thơ Cao Bá Quát chưa sưu tầm được bao nhiêu, có nhà nghiên cứu đã cho rằng “ba bốn trăm bài của Cao Chu Thần thi thảo giá ở Trung Quốc thì đã được in ra, làm cho tác giả đứng ngang hàng với Đỗ Thiếu Lăng, Tô Đông Pha chẳng hạn, nhưng ở nước ta, đành mai một[1].

Cảm hứng NƯỚC, ĐẤT và LỬA qua “Lửa thiêng”

Tháng 11/1940, Lửa thiêng được nhà xuất bản Đời nay in 3000 tập, với lời đề tựa của Xuân Diệu, Tô Ngọc Vân trình bày bìa. Tên tuổi Huy Cận đã tỏa sáng trên thi đàn dân tộc từ đấy, qua giọng điệu trữ tình ảo não, đầy tính triết lý thâm trầm. Lửa thiêng sau 70 năm, thưởng thức lại, người đọc thật thú vị về những cảm hứng vũ trụ, đất, nước, lửa,… bộc lộ trong thơ Huy Cận (đặc biệt là cảm hứng vũ trụ). Trong khuôn khổ cho phép, bài viết ở đây chỉ nhắc đến cảm hứng sáng tác nước, đất và lửa…