Lý luận phê bình

Cái gốc của giáo dục là văn hóa

“Có gì liên hệ giữa cha ông ta xưa với những ngày oanh liệt ấy và cả với ngày nay” (Tiểu luận & phê bình văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học – NXB Văn học, 2011 – trang 10). Đó là mối quan tâm sâu sắc, thường trực trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu, lý luận – phê bình văn học của Mai Quốc Liên.

Bản chất mỹ học của cái cười trong “Số đỏ”

Người ta đã từng gọi Số đỏ là “tiểu thuyết vỉa hè”, “tiểu thuyết đô thị”, “tiểu thuyết hoạt kê”... và người ta cũng phân tích đến cạn kiệt những vấn đề về bản chất xã hội về các lớp sóng ngôn từ, về ý nghĩa tư tưởng, về điển hình hóa nhân vật... của cuốn tiểu thuyết này. Đó đều là những vấn đề quan trọng, cốt lõi của cuốn tiểu thuyết kỳ lạ, vô song này. (Nhưng tôi không nghĩ là nó có gì, “khủng khiếp” như có người quan niệm). Ở đây, tiếp tục các công việc đã làm ấy, tôi muốn nêu lên một vấn đề mà tôi cũng cho là quan trọng để hiểu được Số đỏ - vấn đề bản chất mỹ học của cái cười trong Số đỏ.

Bài Thất bộ thi của Tào Thực và món tương tàu của Trung Quốc thời xưa

Những người yêu thích văn học Trung Quốc hầu như ai cũng nhớ bài thơ Thất bộ thi của Tào Thực - nhà thơ kiệt xuất thời Kiến An, Trung Quốc. Bài thơ ngũ ngôn ngắn gọn mà súc tích, ý nghĩa phê phán sự sát phạt lẫn nhau trong nội bộ gia đình của giai cấp thống trị Trung Quốc.

Bậc thầy thư pháp Vương Hy Chi và bài "Lan Đình tập tự"

Đọc Truyện Kiều đến đoạn nàng Kiều bị Hoạn Thư hành hạ trước mặt Thúc Sinh để “xả ghen”, chắc ai cũng cảm thấy xót xa. Song đến chỗ cùng Thúc Sinh xem Kiều chép kinh, Hoạn Thư phải thán phục thốt lên thành lời: “Khen rằng bút pháp đã tinh/ So vào với Thiếp Lan Đình nào thua” thì chắc mọi người cũng có phần hả dạ.

Ăn Tết Đoan Ngọ, nhớ nhà thơ Khuất Nguyên

Vào ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch, người Việt Nam ta cũng như người dân một số nước vùng Đông Nam Á ăn Tết Đoan Ngọ - một trong những ngày Tết cổ truyền của các dân tộc cùng vùng văn hóa với Trung Quốc.

300 năm Diderot

Đến ngày 5-10-2013 là tròn 300 năm ngày sinh Denis Diderot (5-10-1713 – 31-7-1784). Một số chân dung, tượng đài và những dẫn văn tiêu biểu chúng tôi tuyển dịch sau đây, không kèm theo bình luận, có lẽ cũng là một cách để kỷ niệm triết gia, nhà văn, nhà mỹ học, nhà phê bình nghệ thuật Pháp lỗi lạc, kiến trúc sư của bộ Bách khoa toàn thư đồ sộ ở thế kỷ XVIII.

“Mở cõi”, mở trang sử cũ, ngẫm chuyện hôm nay…(*)

Bìa sách ghi phụ đề Chuyện Nguyễn Hoàng mở cõi, tức là chuyện gần 500 năm trước, từ năm 1558; nhưng Minh sư không chỉ là chuyện ngày xưa. Hình như tác giả cũng muốn gửi ngay thông điệp ấy đến bạn đọc, nên từ trang đầu tiểu thuyết, chúng ta chứng kiến cuộc trò chuyện giữa Thành - một nhà nghiên cứu lịch sử, nguyên là cựu chiến binh từng chiến đấu trên chiến trường Quảng Đà - và chị Tư Trà, vợ một chỉ huy sư đoàn đã hy sinh trong trận chiến bi tráng tại Đồng Mông - Đá Hàm trước Tết Mậu Thân.

“Luận ngữ” như một tác phẩm văn học

Cái gì được coi là văn học ở giai đoạn giữa của thời cổ đại Trung Quốc (tức thế kỷ III – thế kỷ VIII TCN). Trả lời câu hỏi này vừa dễ lại vừa khó. Dễ khi liệt kê các tác phẩm mô tả chúng: tất thảy đã được biết đến từ lâu, còn nói khó là ở chỗ chúng ra đời khi nào, ai là tác giả và chúng là như thế nào về phương diện văn học. Hơn nữa, ngay cả vấn đề khái quát chung cũng được nêu ra: tác phẩm là cái gì vào thời đại này, chúng ta hiểu gì về thời gian xuất hiện của tác phẩm, ngay cả việc tác phẩm nói chung là cái gì lúc này và cùng với điều đó vậy thì văn học là cái gì?

“Đáng sợ nhất là các chú”

VŨ HỒNG NGỰ

Nhân nhà văn Hoài Thanh 100 tuổi, tôi có đọc lại một số tác phẩm của ông. Có rất nhiều điều lý thú. Chỉ xin kể ra một vài câu.

"Văn chương lâm nguy" của Todorov và các vấn đề về lý luận văn học

Nhân dịp cuốn sách Văn chương lâm nguy của Tzvetan Todorov được Trung tâm Nghiên cứu Quốc học – NXB Văn Học tổ chức dịch và xuất bản (Trần Huyền Sâm và Đan Thanh dịch, Trần Thiện Đạo hiệu đính), ngày 14/6/2011, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, được sự chỉ đạo và ủy thác của Hội Nhà văn Việt Nam, đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Văn chương lâm nguy của Todorov và các vấn đề về lý luận văn học” tại Hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh - 81 Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM.