Lý luận phê bình
Về cái chết của đại văn hào Nga Lev Tolstoy
ÁM ẢNH BỞI NHỮNG CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI THÂN…
Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy sinh ngày 28 tháng 8 (tức ngày 9 tháng 9 theo lịch hiện nay(*)) năm 1828 tại điền trang Yasnaya Polyana thuộc tỉnh Tula. Yasnaya Polyana là nơi Tolstoy khởi đầu sự sống của mình, là nơi khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật, là nơi chứng kiến những tìm tòi, những biến chuyển trong nghệ thuật cũng như trong những tư tưởng triết lý, đạo đức của ông, và đó cũng là nơi mà vào đêm 28/10/1910 ông đã chạy trốn, từ bỏ tất cả: gia đình, tài sản... để đi trên con tàu vô định đến cái chết khi đã ở tuổi 82 và tên tuổi đã nổi tiếng trên thế giới.
Về bản dịch thơ Hồ Xuân Hương của Giáo sư - nhà thơ J. Balaban
Năm 2002, tôi nhận được thư của GS J. Balaban. Bức thư lời lẽ nhã nhặn, tình cảm nồng hậu của một GS người Mỹ mà tôi chưa hề được gặp, được làm quen; chứng tỏ một mối quan tâm đến văn hóa Việt Nam và những dự định tốt đẹp vun bồi cho nền văn hóa ấy bằng nhiều cách. Toàn văn bức thư dịch ra tiếng Việt như sau:
Về bài “Cẩm sắt” của Lý Thương Ẩn - Từ ý nghĩa bài thơ đến tiếng đàn sum họp của Thúy Kiều
Trên đường từ Việt Nam trở về lại Canada, tôi ghé Tokyo, thăm anh bạn cũ đang ốm nặng. Một tối, trước giờ đi ngủ, tình cờ trong nhà có cuốn Ri Shôin (Lý Thương Ẩn; 812?-858), tôi lấy ra xem. Lý sống vào thời vãn Đường Trung Quốc, một thời kỳ có lắm bế tắc về chính trị và xã hội, nhưng chín mùi về văn hóa nghệ thuật. Tuy đỗ đạt cao, Lý không mấy may mắn trên bước hoạn lộ. Thơ Lý được ưa chuộng nhưng nổi tiếng hóc búa. Trong thơ có nhiều điển tích, giàu hình tượng, mà cũng chứa lắm ẩn dụ khó giải mã.
Về "Nỗi buồn chiến tranh"
Bảo Ninh là một tài năng, một tài năng độc đáo. Ngặt một điều, cái độc đáo quan trọng nhất của anh là ở cách nhìn khác về cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược. “Chính thống” nói “thắng lợi”, nói “anh hùng”…, thì anh, bằng tiểu thuyết của mình “nói điều ngược lại: đây là cuộc chiến tranh “thất bại”, nói như một tờ báo hải ngoại, tờ Hợp Lưu thì phải: đọc xong cuốn tiểu thuyết này, ta thấy Việt Cộng thảm bại. Và là một cuộc chiến tranh hết sức bi đát, buồn bã, rữa nát… từ trong tinh thần, tâm trạng, hành động.
Văn nhân vẽ mỹ nhân
Văn học Việt “xuất ngoại”: Tự “bơi” là chính
Dòng chảy ngược những tác phẩm văn học Việt Nam (VHVN) ra thế giới không phải là “sự kiện” mới, vẫn âm thầm trong nhiều năm qua nhưng đến nay, thay vì chờ đợi nhà xuất bản (NXB) các nước tìm đến đặt hàng và mua bản quyền như trước đây, các NXB trong nước đã chủ động hơn với nhiều kế hoạch đưa VHVN “xuất ngoại”.
Văn học trẻ thờ ơ với hiện thực? Truyền lửa dấn thân
Tổ chức những cuộc thi văn chương, trại sáng tác, xây dựng tủ sách, thành lập hội nhóm, diễn đàn… là những hoạt động có ý nghĩa góp phần tạo dòng chảy sôi động cho văn học trẻ
Văn học mạng – những bước đầu chập chững
XUÂN THÂN
Cùng với đà phát triển của mạng truyền thông Internet, nhiều loại hình văn hóa mới đã xuất hiện, từ trò chơi trực tuyến, âm nhạc, điện ảnh đã kết hợp với Internet làm xuất hiện những hình thức mới. Tuy chậm hơn các loại hình khác nhưng văn học thông qua Internet cũng đang có những thay đổi lớn.
Văn học đương đại Trung Quốc dưới cái nhìn của các nhà phê bình Trung Quốc
PHẠM THỊ HẢO
Văn học đương đại Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã phát triển rất sôi động đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của một số không ít người tiêu dùng đương thời. Chỉ riêng về tiểu thuyết đã có hàng ngàn tác phẩm đua nhau tung hoành trên thị trường sách báo. Xã hội đón nhận thì có nhiều loại và nhiều thái độ khác nhau. Có những khen chê, có những bất đồng, mặc dù rất ít có tranh luận.
Văn hóa chửi
Chửi thuộc về khẩu phát ra từ cái lưỡi do cảm xúc sân si từ bên trong thúc đẩy. Cái lưỡi không xương trăm đường lắc léo, cho nên có nhiều cách chửi khó liệt kê đầy đủ lắm.
Tôi từ nhỏ đến già có nghe và có bị người ta chửi, nhưng vốn lành tính ít muốn cà khịa, không muốn đụng chạm với ai nên chủ quan mà xét tôi chưa hề lớn lối chửi rủa ai bao giờ.
Cho nên, khi muốn liệt kê tất cả các kiểu chửi trên đời để ghi lại thành văn tôi thấy lực bất tòng tâm. Nếu được bạn đọc góp ý thêm thật là quý biết bao, vì chửi cũng thuộc về lĩnh vực văn hóa (cho dù là âm) vì nó giúp ta nghiên cứu tâm địa con người.
Vấn đề kỵ húy trong Truyện Kiều
Ngày nay, chúng ta không còn tìm lại được nguyên bản Truyện Kiều do Nguyễn Du viết ra nên vấn đề xác định niên đại của danh tác ấy cũng không biết lấy đâu làm căn cứ.