Ngày 30/8/2022, M.Gorbachyov-nhà lãnh đạo của Liên Xô cuối cùng qua đời ở tuổi 91. Trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống đầu tiên của Liên Xô, M. Gorbachyov đã lãnh đạo công cuộc cải tổ trong những năm 1985-1991 dẫn tới hậu quả tan rã Đảng và Nhà nước Xô Viết.

Về vai trò của M. Gorbachyov trong sự kiện Liên Xô sụp đổ, trên thế giới và ở nước Nga hiện có ba nhóm ý kiến đánh giá khác nhau.Một nhóm cho rằng M. Gorbachyov là “nhà cải cách vĩ đại”, có đóng góp quan trọng trong kết thúc Chiến tranh lạnh, nên ông đã được tặng giải Nobel Hòa bình.
Nhóm thứ hai cho rằng M. Gorbachyov đã phạm sai lầm trong cải cách dưới tên gọi “cải tổ” dẫn tới sự tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô và sụp đổ Liên bang Xô Viết.
Nhóm thứ ba cho rằng M. Gorbachyov là kẻ phản bội Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản và đây là sự phản bội lớn nhất trong lịch sử chính trị thế giới. Ba nhóm ý kiến này xuất phát từ quan điểm chính trị và góc nhìn khác nhau về Liên Xô nói chung và về công cuộc cải tổ ở Liên Xô.
Các tài liệu đã được giải mật sau khi Liên Xô sụp đổ chứng tỏ nhóm ý kiến thứ ba là có cơ sở và chính M. Gorbachyov đã công nhận điều đó. Đóng vai trò then chốt trong phong trào cải tổ dẫn tới sụp đổ Liên Xô là M. Gorbachev và A. Yakovlev-điệp viên ảnh hưởng của Mỹ. Với vai trò là “kiến trúc sư trưởng” của công cuộc cải tổ và là cố vấn đắc lực của M. Gorbachyov, A. Yakovlev đã đưa ra nhiều quyết sách nhằm làm tan rã Liên Xô.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, trong bài phát biểu tại một cuộc hội thảo tại Đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, M. Gorbachyov nói: “Mục tiêu của cả cuộc đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Tôi được vợ hoàn toàn ủng hộ.Bà là người hiểu sự cần thiết của sự nghiệp này thậm chí còn sớm hơn tôi. Để đạt được mục tiêu này, tôi đã sử dụng vị thế lãnh đạo của mình trong Đảng và Nhà nước. Đó là lý do tại sao vợ tôi không ngừng khuyến khích và thúc giục tôi nỗ lực giành được vị trí ngày càng cao trong bộ máy lãnh đạo của đất nước. Khi tìm hiểu phương Tây, tôi nhận ra rằng mình không thể lùi bước trên con đường thực hiện được mục tiêu của đời mình là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Đạt được mục tiêu đó, tôi đã thay thế toàn bộ ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như ban lãnh đạo ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.Tôi đã nỗ lực tìm được các cộng sự để thực hiện mục tiêu này. Trong số đó có E. Shevardnadze và A. Yakovlev-những người có công lao trong sự nghiệp chung của chúng tôi”.
Các tài liệu được giải mật sau khi Liên Xô sụp đổ chứng tỏ A. Yakovlev đã từng được CIA tuyển dụng làm điệp viên ảnh hưởng trong những năm tu học ở Mỹ. Trong 2 năm 1958-1959, theo chương trình trao đổi giáo dục giữa Mỹ và Liên Xô, A.Yakovlev là thực tập sinh tại Đại học Columbia dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư Chính trị học David Truman-một trong những người sáng lập học thuyết đa nguyên chính trị và là một chuyên gia chống cộng nổi tiếng. Chính A.Yakovlev về sau là người chủ trương truyền bá tư tưởng đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập ở Liên Xô.
Vai trò của các “điệp viên ảnh hưởng” của Mỹ trong chiến lược chống phá Liên Xô đã được CIA xác định kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và khởi đầu Chiến tranh lạnh. Theo đó, Mỹ sẽ tuyển mộ các cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô có tư tưởng đầu hàng hoặc phản bội trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc thoái hóa biến chất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Theo CIA, thảm họa diệt vong trên quy mô rộng của cả dân tộc Nga bất khuất và quả cảm nhất sẽ diễn ra sau khi làm tan rã ý thức của họ theo cách không thể đảo ngược được.
Về sau, bằng nhiều thủ đoạn rất tinh vị, A. Yakovlev đã chui sâu leo cao vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong đó, A. Yakovlev được M. Gorbachyov bổ nhiệm Trưởng Ban tuyên truyền của Đảng Cộng sản Liên Xô (1985-19860), Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng (1986-1990) và Trưởng Ban soạn thảo Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô. Với cương vị này, A.Yakovlev đưa tư tưởng đa nguyên và đa đảng vào Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô. Thực hiện Cương lĩnh này, Liên Xô sửa đổi Điều 6 của Hiến pháp, chính thức xóa bỏ vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô trong hệ thống chính trị Xô Viết
Vì thế, A. Yakovlev được coi là “kiến trúc sư trưởng công cuộc cải tổ” dưới sự lãnh đạo của M. Gorbachev. Về sau chính A. Yakovlev thừa nhận đã từng sử dụng thủ đoạn mị dân, núp dưới các khẩu hiệu “kế thừa các giá trị của Cách mạng Tháng Mười” và “trung thành với V. Lenin” để tiến hành một “cuộc cách mạng mới” mang tên “cải tổ”, kết hợp với việc sử dụng cơ chế lãnh đạo toàn trị của Đảng Cộng sản Liên Xô để hủy diệt chế độ xã chủ nghĩa.
Trong hồi ký của mình, A.Yakovlev tiết lộ: “Chúng tôi sẽ phải xóa bỏ hệ thống chính trị Xô Viết bằng các phương thức khác nhau như ủng hộ và tôn vinh những người bất đồng chính kiến nhưng không triệt để và không có hiệu quả. Cần phải phá hoại Liên Xô từ bên trong và cách duy nhất đúng để đạt mục tiêu đó là sử dụng chính cơ chế lãnh đạo toàn trị của hệ thống đó để phá bỏ nó.Và chúng tôi đã thành công”.
Năm 2001, trong Lời giới thiệu cuốn “Sách đen về chủ nghĩa cộng sản”, A. Yakovlev thừa nhận:”Vào thời kỳ đầu của cải tổ, chúng tôi buộc phải nói dối và thường sử dụng các khẩu hiệu như “đẩy mạnh hoàn thiện chủ nghĩa xã hội” và “xây dựng chủ nghĩa xã hội nhân đạo”. Không còn cách nào khác”. Theo A. Yakovlev, mục tiêu của cải tổ là tái cấu trúc hệ thống toàn trị, tiến tới phá bỏ hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô. A. Yakovlev cho rằng, chế độ toàn trị ở Liên Xô chỉ có thể bị phá hủy bằng cách kết hợp “công khai hóa” (“glasnost) với việc áp dụng cơ chế kỷ luật toàn trị của Đảng. Dùng chính cơ chế kỷ luật của Đảng để loại bỏ những kẻ chống lại cải tổ”.
Đáng chú ý là công cuộc cải tổ ở Liên Xô dưới sự lãnh đạo của M. Gorbachyov trùng với giai đoạn của êkip cầm quyền của Tổng thống Ronald Regan (1981-1989) và Phó Tổng thống George H. W. Bush. Thời điểm Ronald Regan bước vào Nhà Trắng mở đầu giai đoạn cuối cùng của chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm làm sụp đổ Liên Xô. Năm 2008, cựu Tổng thống Mỹ George H. W. Bush là người tặng Huân chương Tự do cho cựu Tổng thống Liên Xô M. Gorbachyov do “công lao chấm dứt Chiến tranh lạnh và tạo ra bước ngoặt trong lịch sử thế giới”.

(Ông Gorbachev và TT Mỹ Ronal Regan)
Chính vì thế, cho tới nay Mỹ vẫn luôn tuyên bố rằng họ là “người chiến thắng” còn Nga là “kẻ chiến bại” trong Chiến tranh lạnh và do đó Nga phải chấp nhận sự sắp đặt trật tự thế giới theo luật lệ của Washington. Theo sự sắp đặt này của Mỹ, NATO vẫn tiếp tục mở rộng từ 15 nước thời Chiến tranh lạnh tới 30 nước và đưa căn cứ quân sự tới sát biên giới Nga.
Tháng 12/2021, Nga đề xuất với Mỹ cùng đàm phán để ký kết hiệp định bảo đảm an ninh nhằm xây dựng cấu trúc an ninh chung bền vững ở Châu Âu và mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Trong đó, Nga yêu cầu Mỹ không được kết nạp Ukraina và các thành viên khác đã từng là thành viên của Liên bang Xô Viết vào NATO. Mỹ thẳng thừng bác bỏ yêu cầu này của Nga với lý do Nga là “kẻ chiến bại” trong Chiến tranh lạnh nên không được quyền đề ra yêu cầu đối với Mỹ.
Trên thực tế, sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ vẫn theo đuổi mục tiêu làm tan rã nước Nga như một quốc gia có chủ quyền. Tổng thống Nga V.Putin cho biết, trong trường hợp Mỹ từ chối yêu cầu bảo đảm an ninh chính đáng của Nga thì Moscow sẽ đáp trả bằng biện pháp quân sự và kỹ thuật quân sự. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine chính là một trong những biện pháp đáp trả đó./.