Ẩm thực
Sắc màu mâm cỗ Tết
Rau tập tàng
NGUYỄN TRUNG HIẾU
Tập tàng, ví như thập cẩm – có đến vài ba chục loại gộp lại. Loại rau này chỉ có ở nông thôn nhưng không phải ai cũng có để ăn, nếu không chịu khó. Tập tàng, tự sinh sôi, tự sống quanh bụi bờ các hàng rào trong thôn xóm, trên các mép ruộng hoặc nơi mương, gò, đìa, ao… Nếu làm siêng một chút thì chúng ta có thể góp đủ loại rau ở những nơi này, giống như gộp lá mồng Năm (Tết Đoan Ngọ) vậy, mỗi thứ một ít, một ít, chứ thứ nhiều quá mà thứ khác ít thì nồi canh sẽ không ngon.
Rau bình bát nấu canh hột vịt lộn
Bình bát là loại dây leo thường mọc hoang, um tùm, lá xanh mướt, thuộc họ bầu bí. Lá bình bát mọc so le, hình trái tim, hoa màu trắng, có năm cánh. Trái lúc còn non có màu xanh giống như dưa leo, to bằng ngón tay cái, vị đắng, lúc chín có màu đỏ rực, ăn khá ngon, ngọt.
Quan niệm ẩm thực Đông – Tây
Mọi người sống trên trái đất này đều phải ăn uống, nhưng do truyền thống văn hóa khác nhau nên quan niệm về ăn uống, đối tượng ăn uống và cách ăn uống giữa phương Đông và phương Tây cũng khác nhau.
Phở sắn Quế Sơn
TRẦN VŨ
Đến huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, bạn hỏi bất kỳ ai, món gì là đặc sản ở đây? Chắc chắn, bạn sẽ nhận được một câu trả lời là phở sắn! Tôi nói như thế là hoàn toàn không ngoa, bởi vì đến nay Quế Sơn là địa phương duy nhất có món phở sắn độc đáo này.
Nồi bánh chưng sưởi ấm ngày Tết quê
Trong tâm thức người Việt Nam từ bao đời nay, bánh chưng đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong ngày Tết Cổ truyền: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng luôn được đặt ở vị trí trung tâm.
Những món ăn mùa làm nương của người H’Mông
Sau khi ăn Tết xong, nếu trời nắng ấm lên, thì người H’Mông bắt tay vào làm nương ngô. Xưa kia đất rộng, người thưa, nên người H’mông thường đi làm nương xa nhà. Có thể cả nhà phải đi từ rất sớm cho đến tối mịt mới về, hoặc có thể phải đi một vài ngày, thậm chí một, hai phiên chợ. (Xưa kia người H’mông chưa có khái niệm tuần, mà người ta tính thời gian theo một vòng chợ, là sáu ngày một phiên). Trước ngày chuẩn bị lên nương, người ta thường tổ chức bữa cơm tẩu pàng để khai trương bắt đầu bước vào mùa vụ.
Những món ăn độc đáo của thi sĩ Tản Đà
TẠ NGỌC HÀ
Thi sĩ Tản Đà tên là Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) quê ở làng Khê Thượng (nay thuộc huyện Ba Vì) nơi có phong cảnh hữu tình núi Tản – sông Đà, có những đặc sản của núi rừng Ba Vì, lại có biết bao thuỷ sản ngon của vùng ngã ba sông – nơi giao nhau giữa sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Ông cũng rất nổi tiếng về chuyện “sành ăn” trong giới văn nghệ Việt Nam thời ấy.
Nhớ vị tương Nam Đàn
Mỗi lần về quê, mẹ tôi thường dặn qua Nam Đàn nhớ mua vài can tương. Vì hồi trẻ, mẹ từng học Trường Sư phạm Nam Thanh và đã “nghiền” thứ đặc sản này của Nam Đàn. Nay đã rời bục giảng, suốt ngày bận tíu tít với việc dỗ mấy đứa cháu nhỏ, nhưng vẫn không thể nào quên được hương vị của nước tương.
Nhớ món bánh lá ngày xưa
Có lẽ không bao giờ tôi quên được nạn đói năm 1977-1978. Khi đó vùng Tiền Giang, Bến Tre, Gò Công... bị hạn hán và nạn rầy nâu phá hoại hoa màu 2 đến 3 năm liền. Thế là người dân các tỉnh này kéo xuống Bạc Liêu kiếm gạo đông nghịt. Họ đi trên những chiếc ghe, chở theo tủ, giường... xuống Bạc Liêu, Cà Mau... đổi gạo hoặc đi làm thuê lấy gạo.