Ẩm thực

Ngon lắm cá lăng

Cá lăng là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, có nhiều trên sông ở khu vực Tây Nguyên.

Món rau đắng

Tên của nó chắc không phải vậy, nhưng vốn thích nôm na, bà con gọi rau đắng, hoặc rau “trời sinh” vì không ai trồng, nó tự mọc ở những vùng nước lợ. Rau đắng rửa sạch, tước ra chấm nước mắm thấm, ăn với cơm gạo mới rất ý vị.

Món rau chùm bao hấp

Rau “hoang dại” có thể nói là một loại rau sạch vì không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chúng thường mọc ở bưng biền, bờ rào ở khu vực nông thôn, miền núi. Chỉ cần đi loanh quanh hái một lúc là có thể mang về cả rổ.

Món nuốc phá Tam Giang

Nuốc có họ hàng với sứa, gồm có hai loại: nuốc tai và nuốc chân. Những con nuốc có màu trong xanh, ánh hồng… nhỏ chỉ bằng một quả chanh, sống ở vùng đầm phá nước lợ đầm Cầu Hai, phá Tam Giang.

Món ngon từ nước mắm

Những món ăn thiên về chiên, luộc hoặc nướng như rau luộc, thịt nướng, cá chiên, thịt quay… thường không thể thiếu chén nước mắm kèm ớt, có thêm vài giọt chanh hoặc nước mắm pha ngọt, tùy theo khẩu vị người ăn. Để pha chế nước mắm ngon, bạn nên dùng chanh tươi thay vì giấm để tăng độ trong cũng như cảm giác ngon miệng khi ăn, vị thơm của tỏi, độ ngọt của đường cũng không thể thiếu của chén nước mắm vừa mặn, vừa hơi chua, lại ngọt thơm của cá.

Món ngon từ cá cờ

Trong các món ngon miền biển được thưởng thức ở quê nhà như canh chua cá thiều, cá nạn xào lá lốt, cá đuối nấu chua, cá đuối um chuối, chình um bắp chuối, cá nóc vàng kho sả… thì các món từ cá cờ luôn là món khoái khẩu, khiến người xa quê bao năm rồi mà không quên được. Vì thịt cá cờ rất thơm ngon, có nhiều dưỡng chất (nhất là cờ gió) lại dễ chế biến theo nhiều cách: canh chua, chiên, nướng, hấp, lẩu, chả…

Món ngon từ ba khía

Ở vùng Cà Mau, Rạch Gốc, cứ tháng 10 Âm lịch hằng năm, khi con nước nổi tràn kênh rạch, bập bềnh rừng tràm đẫm mình trong làn nước đục ngầu, cơ man là ba khía lềnh khênh bu kín mít cành cây, từng cặp từng cặp đeo nhau cứng ngắc. Đó là mùa ba khía giao phối, đẻ trứng. Khi màn đêm vừa buông xuống, thiên hạ đổ xô chèo ghe len lỏi dưới các tán lá rậm rạp, ghe nào cũng để sẵn ba bốn lu nước muối, hễ đến đoạn ba khía đang mê say “trẩy hội” thì chỉ cần rung cành nhè nhẹ là lập tức mưa ba khía rơi lốp bốp vô lu ào ào.

Món Nem Thủ Đức ngày ấy

Gần ga xe lửa Thủ Đức những năm đầu thế kỷ XIX có một người phụ nữ góa chồng sớm, dựng quán cóc ven đường, tần tảo nuôi 6 đứa con thơ dại, tên là Nguyễn Thị Kỳ nhưng vì có mái tóc quăn nên thường được gọi là Tư Quăn, chính là bà ngoại của Jeannette Anna Villarial (*).

Món ăn miền thôn dã: Bông bí

Cha tôi nói rằng: “Bí rợ (bí ngô) dễ trồng, sai quả, dễ nấu, ăn ngon và dễ tiêu, nhất là các món nấu từ bông và ngọn bí…”. Quê tôi, nhà nào cũng trồng bí. Người thì cho bí leo giàn, người thì trồng ven bờ rào hay vạt đất bên ao…

Món ăn của mọi nhà, mọi người

Món ăn mà tôi muốn nói đến ở đây là cháo. Không biết chính xác món ăn này có từ bao giờ và ai là người sáng tạo ra, nhưng tôi nghĩ, nó đã có từ rất lâu rồi, gắn liền với sự kiện con người biết lấy hạt lúa tách bỏ vỏ để nấu chín thành cơm. Bằng chứng là hầu hết các nước có nền văn minh lúa nước đều có món cháo, người Trung Quốc gọi món cháo là “chúc – zhōu” (1), Nhật Bản gọi cháo là okayu (2)… Đối với người Việt Nam ta, cơm và cháo là hai món ăn thường ngày nhất, xếp trên phở, bún và miến. Quả thực, cơm và cháo như hai cặp phạm trù không tách rời nhau, bởi hai món ăn này đều có nguyên liệu chính là gạo và nước.