Mẹ Việt Nam Anh hùng BÙI THỊ MÈ từ trần

Mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Mè sinh năm 1921 tại xã Quới An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long; nguyên là một nhà giáo, Ủy viên Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Tây Nam Bộ, Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nhà giáo yêu nước miền Nam Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế - Xã hội và Thương binh - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM; Huân chương Độc lập hạng nhì; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; Huân chương Giải phóng hạng nhì; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Sau một thời gian lâm bệnh nặng, Mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Mè đã qua đời vào ngày 10-3-2014 tại TP.Hồ ChíMinh, hưởng thọ 93 tuổi. Trong niềm tiếc thương vô hạn, lãnh đạo UBND TP.HCM và hàng trăm đoàn thể khác đã đưa tiễn Me ̣về nơi an nghỉ cuối cùng.

Mẹ Bùi Thị Mè – chúng tôi gọi thân mật là dì Năm Mè, những năm cuối đời, dì lo đi làm việc từ thiện cho trẻ em khuyết tật, bị nhiễm chất độc da cam… để trả “nghĩa đời” như dì quan niệm. Chúng tôi đọc hồi ký Kể chuyện đời mình của dì, biết nhiều chuyện thật cảm động và thú vị về cuộc đời dì từ thuở còn là nữ sinh “Áo tím” ở Sài Gòn. Được sinh ra trong một gia đình khá giả so với trong vùng, cha là ông Bùi Văn Tám và mẹ là bà Võ ThịQuý. Học bậc tiểu học ở Cái Nhum, Chánh Hội (nay thuộc huyện Mang Thít), sau đó lên Vĩnh Long ở nhờ nhà người bà con tiếp tục học trường Nữ học đường ởthị xã Vĩnh Long, đậu nội trú và sau 4 năm thi đỗ bằng Thành chung trường Áo tím, Sài Gòn (nay là trường THPT Nguyễn ThịMinh Khai, TP.HCM). Theo lệnh cha, dì trở về nhà và được gả cho anh Nguyễn Văn Nhơn thuộc gia đình thương gia khá giả ở xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Lòng yêu nước đã đưa dì và chồng con đi theo kháng chiến, cách mạng và hoạt động kiên trung trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ… Dì Năm Mè mở trường học tư để hoạt động cách mạng, kết nối những nhà giáo, trí thức… Dì vào chiến khu (R) làm Đối ngoi, Tuyên huấn vì giỏi tiếng Pháp, gặp gỡ những nhà văn nhà báo từ châu Âu sang vùng giải phóng miền Nam như M. Riffaud, Warnenska, Burchett…, cung cấp ý kiến và tư liệu cho họ để họ viết về cuộc chiến đấu ở Nam Việt Nam.

Chỉ trong một tuần lễ, trước chiến dịch Mậu Thân, một tin kinh hoàng, sét đánh đãđến với người phụ nữ hiền dịu, bé nhỏ: 3 người con trai hy sinh và người con trai út bị thương ở chiến trường (T3, T4 – mật danh đặc khu Sài Gòn)… Tưởng dì ngã quỵ, nhưng sau cơn đau thấu ruột, dì đã gượng dậy làm việc vì lý tưởng thống nhất Tổ quốc, đón Bác Hồ vào Nam của dì và các con chưa thành.

* * *

Tường Vy