Món rau đắng

Tên của nó chắc không phải vậy, nhưng vốn thích nôm na, bà con gọi rau đắng, hoặc rau “trời sinh” vì không ai trồng, nó tự mọc ở những vùng nước lợ. Rau đắng rửa sạch, tước ra chấm nước mắm thấm, ăn với cơm gạo mới rất ý vị.

Lá rau đắng có tia, sợi nhỏ, mềm, giống hệt lá dây tơ hồng. Khi ăn, phải thật tinh, mới nhận ra được vị đắng, hơi nhân nhẩn, nhưng rất thơm.

Tên của nó chắc không phải vậy, nhưng vốn thích nôm na, bà con gọi rau đắng, hoặc rau “trời sinh” vì không ai trồng, nó tự mọc ở những vùng nước lợ. Rau đắng rửa sạch, tước ra chấm nước mắm thấm, ăn với cơm gạo mới rất ý vị.

Nếu có điều kiện trộn với ít thịt bò thái mỏng, hoặc thịt heo nạc, thêm vài lát chả hột gà hoặc hột vịt, vài miếng cà chua trải lên đĩa rau, kiểu trộn xà lách thì người lịch lãm đến mấy cũng phải chịu gật đầu… bái.

Ở Hội An, loại rau này khá nhiều, nhờ người ta nhân ra thành rò, thành ruộng, bán khắp các chợ Hội An, Tam Kỳ, Đà Nẵng, cả những khách sạn, nhà hàng lớn. Không phải chỉ người bản địa thích, các ông khách Tây cũng khoái cái món "trời sinh" mới lạ này. Vùng nước lợ ở Thu Xà, Cổ Luỹ, Vạn Tường, Dung Quất… cũng có loại rau ấy, nhưng số người dùng chưa nhiều nên các chợ thỉnh thoảng mới có vài người bán.

Giống rau tự nhiên, chịu với nước lợ, ít giống rau có đặc tính đó. Nếu được nhân rộng hẳn ra thì có thêm nguồn rau góp phần làm phong phú thị trường rau ở miền Trung.

NGUYỄN TRUNG HIẾU