Nghệ thuật

Thái Bá Vân nghĩ về mỹ thuật

Tên sách là Tiếp xúc với nghệ thuật tuy nội dung là tiếp xúc với mỹ thuật. (TBV-1) Vì mỹ thuật nằm trong nghệ thuật nên nhận thức về mỹ thuật ở mức khái quát nhất cũng chính là nhận thức về nghệ thuật. Tranh, tượng, thơ, nhạc v.v. chẳng qua những biểu hiện khác nhau của Đẹp. Tiếp xúc với bất cứ loại nào cũng có thể giúp ta “ngộ” Đẹp!

HV161 - Nhạc sĩ HOÀNG HIỆP Ông hoàng trong nghệ thuật phổ thơ

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp, tên khai sinh là Lưu Trần Nghiệp, sinh ngày 1-10-1931, tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Bên ngoại anh là nhà giáo, muốn anh nối nghiệp nghề “gõ đầu trẻ”. Bên nội anh muốn anh theo nghề thuốc gia truyền để trị bệnh cứu người. Anh không trở thành thầy giáo mà cũng không là thầy thuốc. Cuộc đời lại trao cho anh một cái nghề viết ra các bài hát.

HV160 - Về một cách đặt tên phim*

Dựa vào cốt truyện và lấy tên nhân vật chính của một tác phẩm văn học kinh điển là Truyện Kiều để đặt tên phim là một sự “liều lĩnh” của đạo diễn. Phim tên là Kiều (kịch bản Phi Tiến Sơn, đạo diễn Mai Thu Huyền) nhưng nội dung không nói về cuộc đời Vương Thúy Kiều mà chỉ khai thác mối quan hệ tay ba giữa Kiều - Thúc Sinh - Hoạn Thư như một cận cảnh.

HV160 - Thơ Hồng Ngát

Từ một diễn viên chèo mà Hồng Ngát tốt nghiệp ở trường VGIK danh tiếng (Học viện Điện ảnh quốc gia Liên Xô) và được giới điện ảnh bầu làm Phó chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam, làm Phó cục trưởng Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Cuộc đời tưởng thế cũng đã cười được với người nghệ sĩ ấy. Thế nhưng Hồng Ngát còn làm thơ, và thơ cũng mỉm cười với Hồng Ngát.

Thơ Hồng Ngát nổi bật ở sự chân thành. Làm thơ như viết nhật ký, Hồng Ngát ghi lại thành thật những tâm trạng, những khoảnh khắc của cuộc đời. Không cần “tô vẽ, hoa mỹ khi làm thơ”. Thế mà thơ cảm được lòng người nhờ vào sự “thiệt thà” ấy.

Như mọi nghệ sĩ thời chiến tranh gian khổ, Hồng Ngát đi qua chiến tranh với khuôn mặt và tấm lòng nhân hậu của phụ nữ, và đó là điểm son trong thơ Hồng Ngát.

Sống một ngày không hữu ích một ngày

Sẽ không xứng với những người nằm xuống

                                            (Bài ca Trường Sơn)

Ơi những khu rừng trên dãy Trường Sơn

Nơi tôi đến giữa những năm tuổi trẻ

Giữa những năm đạn bom khói lửa

Và đâu hay tôi có một mối tình

                                        (Rừng ơi)

Tuổi trẻ rồi đã qua, những ngày Trường Sơn ấy vẫn đọng lại trong lòng. Nhưng cuộc đời rồi còn biết bao nhiêu điều từng trải. Từ tình duyên lận đận, từ cuộc sống lúc tuổi xế chiều, thế sự và gia sự, con cháu ở xa..., tất cả đều ghi dấu trong thơ, ríu rít chất giọng Hồng Ngát vẫn vui tươi, ngọt ngào đi qua cuộc sống.

Những bài thơ tình hay nhất là những bài viết cho cuộc tình với nhà thơ Thu Bồn. Đây là những bài thơ nhớ thương, khắc khoải đợi chờ một cánh thư (và bặt vô âm tín), trong hai năm 1981 - 1982 ở Kiev, mùa đông. Tôi là người biết tính Thu Bồn và đã đoán trước kết cục cuộc tình này. Thế rồi đến cuộc tình với Phan Hồng Giang, một dịch giả nổi tiếng, một học giả... và họ chung sống với nhau cho tới hôm nay…

M.Q.L.

Zaanse Schans - nơi gìn giữ di sản của Hà Lan

Tôi có dịp ghé Zaanse Schans trong chuyến du lịch ngắn ngày tới Hà Lan vào cuối thu 2012. Zaanse Schans để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp về việc giữ gìn các di sản văn hóa đặc trưng của một vùng đất.

Xem vở kịch Cánh đồng bất tận

NGÔ NGỌC NGŨ LONG

Đây là vở kịch được rất nhiều người quan tâm vì cái tâm điểm rất nóng từ truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư. Thực ra, bản thân truyện Tư viết nếu không có bàn tay của báo chí vun lên thành một cơn bão với nhiều “scandal” xung quanh thì có lẽ nó cũng sẽ như những tác phẩm của nhiều tác giả khác: có khen, có chê, có đồng tình, có phê phán. Nhưng cuối cùng tác phẩm vẫn thuộc về công chúng, thời gian sẽ là nhà phê bình công tâm nhất…

Xem phim "Mùi cỏ cháy" - nỗi ám ảnh của người còn sống trở về

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
(1)