Nhân vật

Vua Hàm Nghi - một họa sĩ (II)

Số phận đã khiến ông cũng là người sáng lập nền hội hoạ hiện đại Việt Nam. Vua Hàm Nghi có thể có vị trí vinh dự không chỉ trong lịch sử của cuộc đấu tranh vì tự do chống lại chủ nghĩa thực dân, mà còn cả trong lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một cựu hoàng lại có được một vai trò tương tự như vậy trong lịch sử nền văn hoá của dân tộc mình.

Vua Hàm Nghi - một họa sĩ (I)

Sau khi đăng tải bài viết “Sống gửi thác về- một nhân vật lịch sử”, Thư Hà Nội chúng tôi nhận được bản dịch của PGS. TS Vũ Thanh (ĐHSP Hà Nội), dịch bài viết của GS. TS N.L. Nikulin, nhà Việt Nam học nổi tiếng người Nga gửi trước khi ông mất, cung cấp thêm một số tư liệu về vua Hàm Nghi. Xin trân trọng đăng lại bài viết, để bạn đọc hiểu thêm về vị vua yêu nước mà tài ba này.

Vua Duy Tân dang dở tình nước tình nhà

NGUYỄN ĐẮC XUÂN

Năm 1907, Pháp đặt hoàng tử Vĩnh San (8 tuổi) - con của vua Thành Thái lên ngôi, niên hiệu Duy Tân. Vua Duy Tân thông minh và có chí khí. Năm 1908, do ảnh hưởng của Phong trào Duy Tân, dân chúng ở Trung Kỳ nổi lên xin xâu, chống thuế và bị đàn áp dữ dội… Lúc đó vua tròn 9 tuổi.

Vụ kiện này sẽ là cống hiến cuối cùng của đời tôi

Đó là chia sẻ của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin, người mang hai quốc tịch Việt – Pháp, khi nói về vụ kiện các công ty hóa chất của Mỹ mà bà đã và đang cùng các luật sư Pháp chuẩn bị hồ sơ đưa ra trước tòa án lương tâm quốc tế.

Vũ Bội Trâm trong thương nhớ

Mấy tháng nay, Phùng Đỗ Quyên con gái đầu của ông bà Phùng Quán cùng với cháu ngoại từ nước ngoài về chăm sóc mẹ nhưng do bệnh nặng kéo dài, sáng chủ nhật ngày 15/8/2010, cô giáo Vũ Bội Trâm, vợ nhà thơ Phùng Quán đã từ giã cuộc đời tại Bệnh viện Hữu Nghị.

Vũ Bằng - Cuộc đời phức tạp, trang văn trong sáng

Sau Hiệp định Genève 1954, trong cảnh hỗn loạn của những dòng người cuống cuồng từ miền Bắc di cư vào Nam, có khá nhiều người viết văn, làm báo. Phần lớn các cây bút này sống trong các thành phố bị chiếm đóng. Ai ngờ, nhà văn Vũ Bằng, có thể được xem là bậc đàn anh trong văn đàn bấy giờ, nhận nhiệm vụ chuyển thư của một đường dây hoạt động Quân báo. Gia đình bà Nguyễn Thị Quỳ, vợ Vũ Bằng, ở lại Hà Nội, là nơi tiếp nhận thư từ miền Nam ra – những lá thư có vẻ thăm hỏi sức khỏe nhưng mang mật mã của một đường dây tình báo quân đội. Tuy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thôi, nhưng đóng góp ấy đã được công nhận, ánh chớp ấy làm sáng lên một quãng trong cuộc đời luôn phải đối mặt với cam go và phức tạp của nhà văn này.

Võ Nguyên Giáp - một cuộc đời của Alain Ruscio

Tháng 3/1979, Alain Ruscio, một nhà báo Pháp gốc Ý, được phái sang Hà Nội làm phóng viên thường trú báo Nhân Đạo của Đảng Cộng sản Pháp giữa lúc Việt Nam đang sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 25 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một dịp tốt để cho nhà báo Pháp, hơn nữa là một nhà sử học chuyên nghiên cứu về quan hệ giữa Pháp và Việt Nam, đưa ra đề nghị được phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Võ Chí Công, người đồng hương kính mến của tôi

Hồi còn nhỏ, nhà tôi ở Tam Xuân (Tam Kỳ), cách nhà cụ Võ Toàn (Võ Chí Công) chừng cây số. Nói là nhà, chứ thật ra cụ đi công tác trên tỉnh, trên Liên khu, ít khi về nhà.

Vĩnh biệt Vũ Hạnh - Một huyền thoại trong văn hóa – văn nghệ Sài Gòn

LTS: Nhà Văn Vũ Hạnh nhập viện vào ngày 11-8-2021 và mất ngày 15-8-2021, được mai táng tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh ở Củ Chi trên một khu đất đẹp. Vì dịch bệnh nên không ai được đi đưa tang. Xin cảm ơn nhà thơ Lê Tú Lệ - Phó chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật TP.Hồ Chí Minh đã đảm đương việc hậu sự một cách chu đáo cho nhà văn Vũ Hạnh.