Những bài tập bồi bổ gan

ĐẶNG VĂN ĐÔNG dịch

“Gan bảo quản máu” và cũng có nhiệm vụ phân phối. Hơn nữa, trạng thái tinh thần và những cảm xúc mà gan biểu hiện đều có tác động trực tiếp lên những chức năng về tiêu hóa. Do đó, cần duy trì các hoạt động chức năng của gan để bồi bổ gan. Chăm sóc gan, trước tiên về mặt tinh thần cần phải lạc quan, bình tĩnh và vui tươi. U sầu, suy sụp tinh thần cũng như phiền não, sầu hận nhiều chỉ có hại cho gan. Nên dậy sớm và ngủ muộn; giữ cho tư thế đàng hoàng; mặc quần áo rộng, thoáng và thỏa mái để việc lưu thông khí huyết trong cơ thể được dễ dàng; dùng thức ăn như lúa mì, pho-mát, đại mạch, lúa mạch đen, yến mạch, táo ta, cam, đậu phụng và rau mùi tây; không dùng thức ăn sống, nguội lạnh, có tính sinh keo (dẻo) sẽ tiêu hóa khó.

Nên tập thể dục ngoài trời để thu vào sinh khí của trời đất. Tập những động tác nhẹ nhàng, chậm như luyện khí công, luyện thở. Nên đi du lịch về đồng quê, nghe chim hót trong rừng cây, ngắm cảnh đẹp bên dòng sông, hồ nước để tận hưởng không khí trong lành; huy động cơ, bắp thịt, xương cốt, trau dồi sự tiết chế, điều độ. Ngoài ra, thường xuyên tập các bài tập sau đây:

  1. Vươn, duỗi: Buổi sáng, thức dậy, vươn vai, duỗi chân tay; thân thể nhanh chóng thoát khỏi sự đờ đẫn, trong người sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Động tác này rất có lợi cho sức khỏe. Vì sau một đêm ngủ, thân thể trở nên mềm nhão, tuần hoàn máu và năng lượng chậm lại. Duỗi tay chân, uốn lưng, ưỡn ngực, vặn mình là “đánh thức” các bắp thịt kèm theo sự hít và thở ra chậm, nhẹ, sâu giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, sinh lực; huy động các cơ khớp, làm biến mất sự mệt mỏi và tinh thần trở nên minh mẫn.

    Theo Y học cổ truyền Trung Hoa, máu dồn về gan khi ta ngủ và chảy vào mạch máu khi ta vận động. Vươn, duỗi làm máu tuần hoàn trong huyết quản, chuyển động tứ chi, khớp xương, bắp thịt nên hết buồn ngủ, hồi tỉnh lại gan. Có thể tập luyện thêm động tác này 1 - 2 lần trước và sau giấc ngủ trưa. Ở người lớn tuổi, nếu có thói quen vươn, duỗi thì sẽ giữ được sự mềm dẻo, đàn hồi cơ bắp, làm chậm lại sự lão hóa của cơ thể.

  2. Chuyển động quay thân: Tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân giang ra; lòng bàn tay này đặt lên lòng bàn tay kia, để giữa hai đùi và hướng về phía trước, duỗi hai tay tì mạnh về phía trước. Xoay người chầm chậm và mạnh qua trái rồi qua phải từ 5 - 6 lần.

    Chú ý: Đừng cố gắng quá sức khi xoay người, góc quay vừa phải để cảm nhận được sức chịu đựng (sức căng) giữa vận động này và sức ép về phía dưới của lòng hai bàn tay.

    Vận động này cũng tạo ra hiệu quả như vươn, duỗi, đều giúp cho sự tuần hoàn máu được dễ dàng, như sinh lực làm chuyển động các cơ khớp, khai thông kinh, lạc và máu giảm trong cơ thể. Và vì đường kinh của gan chạy dọc theo hai bên sườn, nó giúp vận hành tốt năng lượng của gan trong những đường kinh của gan.

  3. Vận động tay và lòng bàn tay: Tư thế ngồi thẳng lưng, tay này nắm lấy tay kia, gấp khuỷu tay, đưa bàn tay ra phía trước ngực, kéo mạnh tay qua trái rồi qua phải, làm 3 - 5 lần. Rồi giữ nguyên hai bàn tay trước ngực, quay mạnh lòng bàn tay ra trước rồi ra sau; những ngón tay hướng về trái, rồi về phải, làm 5 – 6 lần.

    Chú ý: Khi kéo tay: hít vào; khi thả tay: thở ra.


(*) Yuan Liren, Médecine traditionnelle chinoise, tập 1, tr. 58-59.