Y học cổ truyền Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh đến đặc tính y dược trong thức ăn hằng ngày. Một ngạn ngữ xưa đã khẳng định: “Ăn bổ (đủ dinh dưỡng) tốt hơn uống thuốc”. Y học cổ truyền Trung Quốc phân biệt hai loại huyết áp cao: một loại thường dẫn đến chóng mặt; loại thứ hai có nguồn gốc đến chứng nhức đầu. Sách kinh điển Y học của Hoàng đế (Sách cổ điển Y học cổ truyền Trung Quốc) cho rằng, hai loại bệnh này có liên hệ với gan. Một tác phẩm xưa khác, xác minh rằng có thể quy cho: “Việc gây trở ngại cho tinh thần, sự hao phí năng lượng và thức ăn kém phẩm chất”.
Nói chung, có ba điểm cần được xem xét trong việc điều trị bệnh cao huyết áp:
- Uống nhiều nước chè xanh và giảm rượu
Uống nhiều rượu có thể làm giảm khả năng co bóp của tim, đồng thời lại tăng sự co bóp của các cơ quan nội tạng và làm tăng áp lực máu. Chất tanin có trong chè xanh; mặt khác làm tăng lực cho thành mạch máu và giúp hạ huyết áp. Không nên uống trà quá đậm vì có thể gây ra tim đập nhanh.
- Hạn chế ăn muối và mỡ động vật
Theo sách Huang Di Nei Jing (Hoàng Đế Nội Kinh) thì ăn muối nhiều có thể gây nguy hiểm cho tuần hoàn máu. Những nghiên cứu y học đã chỉ ra bệnh cao huyết áp thường xảy ra cho nhiều người ăn quá mặn so với những người ăn nhạt. Cũng thế, thức ăn có nhiều mỡ động vật sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Một phần cholesterol đọng lại ở thành mạch máu, làm tắc nghẽn mạch máu và tạo ra trường hợp được biết dưới tên gọi là chứng xơ vữa động mạch, dẫn đến tăng cao huyết áp và có lúc gây nguy hiểm đến tính mạng vì căn bệnh đột ngột về bệnh tim.
- Ăn nhiều rau sạch, dầu thực vật và thức ăn giàu protein.
Dầu thực vật oxy hóa dễ cholesterol. Cholerterol trong máu sẽ giảm và tính đàn hồi của hệ thống mạng lưới mao mạch sẽ được củng cố. Chính đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Những protein trong lòng trắng trứng gà, cá, thịt nạc (ít mỡ) và đậu đều nên dùng.
Một số thức ăn khác có lợi trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp.
- Cháo bắp hầm: Bắp có chứa một chất có tên nicotinamide có khả năng ngăn ngừa táo bón, loại ra dễ dàng axit cholique, nhờ vận động của ruột và giảm tỷ lệ phần trăm cholesterol trong máu.
- Gạo lức hầm với lá sen xanh còn non: dùng rất tốt khi trời nóng bức, hạ nhiệt, giảm khát và giữ cân bằng dịch chất lưu trong cơ thể. Hầm cháo, lúc bắt đầu nấu, lấy một lá sen sạch đậy lại trên nồi, đun lửa nhỏ cho đến lúc gạo chín nhừ, thành cháo rều có màu xanh nhạt. Cháo này đặc biệt thích hợp với người cao tuổi, cơ thể suy nhược, mắc bệnh cao huyết áp béo phì và những người đang bị sốc. Nhiều nghiên cứu y học xác nhận lá sen tác động trực tiếp làm giãn nở mạch máu, dẫn đến giảm áp lực của máu.
- Món hầm rau cần tây: được dùng ăn điểm tâm cho những người hay đau đầu, sung huyết ở mặt hoặc đang bị khích thích quá độ. Rau cần tây sở dĩ được chọn vì nó làm giảm áp lực của máu và hoạt động như chất làm dịu (Seclatif). Nấu chín 50g gạo, cho thêm rau cần tây thái nhỏ, khi cháo rều là được.
- Trái cây: vỏ và nước ép quả dưa hấu, uống lợi tiểu và điều hòa huyết áp. Lấy 12g vỏ dưa hấu, 10g hoa hòe nấu sôi đến chín như cháo lỏng để ăn hàng ngày.

- Chuối: tốt cho việc điều trị bệnh cao huyết áp, chứng xơ cứng động mạch và bệnh động mạch vành. Nếu có thể, hằng ngày nên ăn chuối. Hãy dùng thử trà chuối. Lấy 50g bột chuối, thêm vào nước trà và ít đường. Uống mỗi ngày 3 lần, 1 lần 1 cốc nhỏ.
- Quả sơn trà (aubépine): đặc biệt tốt, dùng cho người bị huyết áp cao với xơ cứng động mạch. Sơn trà làm giảm huyết áp, trợ tim, khí huyết dễ lưu thông và giảm cholesterol trong máu. Dùng 10-12g quả sơn trà hay 2-3 hoa sơn trà sắc với nước.
- Thức ăn ở nguồn thủy, hải sản (thủy sinh): tim sen, tảo dài, con sứa, hàu hến; tất cả những thủy hải sản trên đều có chứa những chất có thể kiểm soát áp lực máu. Dùng từ 5-9 tim sen khô, ngâm vào nước nóng để uống hàng ngày; một món súp với 20g tảo dài nấu với 15g muồng (séni) là thuốc tốt cho người bị huyết áp cao, kể cả đau gan và bệnh có nhiều mỡ trong máu. Người ta có thể làm một thang thuốc bổ với 200g sứa rửa thật sạch và 600g hạt dẻ. Cho cả hai thứ vào ấm sắc thuốc, nước sạch một lít. Sắc cho cạn đến khi còn lại 250ml nước thuốc. Uống trước hay sau bữa ăn hàng ngày cho đến khi huyết áp trở lại ổn định, sau đó giảm liều dùng. Cháo hến: 10g hến, 30g cần tây, dùng tốt cho người bị huyết áp cao và xơ cứng động mạch.
v Thuốc uống với thành phần thiên nhiên:
- Mật ong bổ cho cơ tim, dạ dày và ruột, bảo vệ gan, hạ huyết áp và phòng ngừa xơ cứng động mạch. Những người đang bị huyết áp cao nên uống nửa cốc mật ong pha loãng trong nước nóng trước bữa ăn, một hay hai lần trong ngày. Sẽ cảm thấy tình trạng bệnh tật được cải thiện.
- Nước râu bắp lợi tiểu và hạ huyết áp. Lấy 1 ký râu bắp tươi, rửa sạch, nấu độ 1 giờ, lửa nhỏ, rồi vớt bã ra; cho thêm 500g đường cát, rim khô như mứt. Khi được, bẻ ra từng miếng nhỏ, cất vào lọ thủy tinh để ăn dần. Mỗi lần, lấy 10g, ngâm trong nước sôi để nguội, uống 3 lần mỗi ngày.
- Trà hoa cúc tốt đối với người bị bệnh cao huyết áp và bệnh động mạch vành. Lấy 5g hoa cúc, 15g hoa sơn trà tươi, 15g hoa hòe. Cho tất cả vào bình thủy tinh. Đổ nước sôi vào bình, hãm trà độ ½ giờ. Uống nhiều lần trong ngày.
- Cà chua: Thịt bò xào với cà chua, ăn bổ gan, lá lách, dạ dày. Cũng dùng cho bệnh huyết áp cao và đau gan kinh niên. Lấy 100g thịt bò, thái nhỏ, 250g cà chua tươi, rửa sạch, thái nhỏ. Xào với dầu thực vật, gia vị thêm đường và muối.
- Cà tím (còn gọi là cà dái dê): hấp chín, ăn giảm sốt, viêm tấy, còn có tác dụng như thuốc giảm đau. Cũng tốt trong điều trị bệnh cao huyết áp, trĩ và táo bón. Lấy một hay hai trái cà dê, rửa sạch và đặt vào trong bát. Thêm dầu thực vật, ít muối. Ninh hơi cho đến khi chín mềm.
- Rau bi na: Dầu mè với rau bi na tốt cho mạch máu và ruột. Đây là bài thuốc dân gian từ xưa dùng để chữa bệnh huyết áp cao, táo bón, nhức đầu, sung huyết mặt, chóng mặt. Lấy 250g rau bi na, rửa sạch, thêm muối, rồi nấu chín trong nước sôi, chừng ba phút. Vớt ra rồi trộn đều vời dầu mè.
- Tỏi có thể làm giảm huyết áp. Ăn một hay hai tép tỏi mỗi buổi sáng trước lúc ăn điểm tâm; hay uống nước tỏi ép. Người ta nhận thấy sau 10-15 ngày: ăn hoặc uống nước tỏi như trên, huyết áp sẽ hạ.
- Đậu phụng ở Trung Quốc, được ví như “hạnh nhân của tuổi thọ”. Lá đậu phụng làm giảm huyết áp và vỏ đậu phụng cân bằng cholesterol. Lấy 100g vỏ đậu và nấu vỏ đậu trong nước sạch; nấu chín, uống thay nước chè trong một tháng. Lá đậu phụng cũng chữa lành đau đầu, chóng mặt, mất ngủ do huyết áp cao. Lấy 100-200g lá đậu phụng còn tươi, rửa sạch, đun sắc lại để uống 2 lần mỗi ngày. Đậu phụng ngâm với giấm. Sau một tuần, dùng được, tốt cho bệnh cao huyết áp. Dùng 20g: sáng và tối.