Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền (miền Bắc gọi là mì tôm), bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột.
Dùng nhiều mì ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột. Tiện lợi và ngon miệng, mì ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…
Ai trong chúng ta cũng đã từng ăn mì gói ăn liền, nhưng mấy có ai biết ăn đúng cách?
Theo kiểu Việt Nam chúng ta xưa nay là đổ nước sôi vào mì, cho bột nêm vào rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn ngay, nhanh gọn. Đó là cách làm mì gói có hại sức khỏe của bạn. Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.
Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này.
Cách nấu mì ăn liền đúng nhất là:
1 - Luộc mì trong nồi nước sôi.
2 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi.
3 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa.
4 - Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào.
5 - Nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm.
Một số lớn người mắc bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mì ăn liền... Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể.
Các bạn chớ có lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỹ bằng nước sôi trước khi dùng.