Phóng sự

QUA CHÍNH LỜI ĐỊCH (1)

Hỏi: Chuyện gì đây, địch là ai?

Đáp: Chuyện là quá trình Mỹ can dự vào Việt Nam trong khoảng 1945-1975. Chuyện này tôi đã kể trong hai bài “Việt Nam Cộng hòa” (I) và “Việt Nam Cộng hòa” (II), nhưng do nghĩ ra một cách kể mới nên hôm nay xin lại…

Xuân sang lại nhớ ông đồ

Vào những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, nhà thơ Vũ Đình Liên đã vẽ nên một hình ảnh ông đồ tiều tụy đáng thương "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu". Và trên nửa thế kỷ qua, thú chơi chữ ngày xuân tưởng như đã bị quên lãng và mai một thì nay lại được phục hưng nhờ một số nhà Nho hiếm hoi còn sót lại, mà tiêu biểu là nhà thư pháp cao niên Lê Xuân Hòa (bút hiệu Thanh Hoằng Khê, 1910 – 2006).

XIN LÀ HOA CỦA ĐẤT

Đó là lời tâm sự rất chân thành của cư sĩ lương y Nguyễn Thành Tiến. Chúng tôi đến tìm ông tại Yên Sơn Tự, thuộc làng Bàu Tre, xã Tam Sơn, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam giữa lúc ông chuẩn bị bốc thuốc để đến thăm một số bệnh nhân trong làng. Dẫu tuổi tác đã cao, nhưng lúc nào ông cũng muốn dành tấm lòng mình để cùng chia sẻ với tất cả mọi người.

Xã hội hóa truyền hình - Liên kết sản xuất hay “bán sóng”?

MỸ LỆ

Một đài truyền hình có thêm nhiều kênh, nhiều chương trình đang là xu thế chung hiện nay. Vấn đề là lực lượng sản xuất chương trình của mỗi đài chưa theo kịp với sự phát triển quá nhanh chóng này, nên liên kết, hợp tác sản xuất các chương trình truyền hình, với các đơn vị tư nhân được xem là phương án tối ưu. Không chỉ liên kết thực hiện một vài chương trình, nhiều đài truyền hình còn giao toàn quyền cho tư nhân thực hiện hẳn một kênh truyền hình…

Về trò chơi điện tử có đề tài chiến tranh Việt Nam

Hiếm khi nào, nội dung một trò chơi điện tử lại gây xôn xao, tranh luận gay gắt trong giới trẻ như hiện nay. Đằng sau cuộc tranh luận lớn trên mạng về một trò chơi điện tử, có thể nhận thấy nhiều vấn đề về lòng yêu nước, quan điểm cá nhân về cuộc chiến tranh chống Mỹ và cả những vấn đề thời sự hiện nay của thế hệ thanh thiếu niên hiện nay, những người vốn hay bị xem là thờ ơ với lịch sử.

Về thăm Triệu Thành

Chúng tôi xuôi theo con đường ven sông Thạch Hãn cách quốc lộ 1A thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị khoảng 3km. Nhà anh Ba Lê Duẩn nằm yên bình quay mặt ra phía sông Thạch Hãn thơ mộng ở thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành. Anh Ba là tên gọi thân thương mà đồng bào và đồng chí cả nước dành cho cố Tổng Bí thư Lê Duẩn...

Về thăm lăng Gia Long

Năm ngoái, dù rất muốn đi thăm lăng vua Gia Long nhưng tôi không đi được, vì trời mưa. Các ông tài taxi lắc đầu quầy quậy không muốn chở tôi đi. Họ bảo, “đường đất mùa mưa rất lầy lội, dễ lún, rồi cô lại phải đi qua đò, rồi đi bộ thêm một khúc xa nữa, khổ lắm”. Tôi đành phải ấm ức hẹn năm sau. Năm nay, chưa kịp nói gì, thì các bạn Huế đã tổ chức cho tôi đi thăm lăng Gia Long! Trời lại đẹp, trong xanh, nắng ấm như chiều lòng người khi chúng tôi khăn gói lên đường.

Về Tam Nông nghe chuyện tam nông

Người nông dân ở đó chỉ cười khi nghe bàn chuyện thực hiện chủ trương của Chính phủ bảo đảm cho nông dân trồng lúa có lãi 30%. Ở đó nông dân đang lãi trên 160% và họ đang tính cách để nâng mức lãi lên 200%.

Về bà "vợ nhỏ" của Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định

Một ngày cuối năm 2011, tôi đi cùng nhà văn Vũ Hạnh về điền dã ở thị xã Gò Công. Trước tiên, chúng tôi đến viếng Lăng Hoàng Gia (nhà thờ và lăng mộ Đại thần Phạm Đăng Hưng - Đức Quốc Công Từ, thân sinh của Hoàng Thái hậu Từ Dũ), tại Giồng Sơn Quy, xã Long Hưng, thị xã Gò Công.

Văn hóa dân tộc đã đưa NHIẾP ẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM lên tầm cao mới

17 năm là thành viên chính thức của Liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP), nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam đã vinh dự đứng ở vị trí cao nhất trên bục vinh quang trong một cuộc thi uy tín bậc nhất của tổ chức nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế này. Và thành công đó được đánh giá là nhờ biết khai thác, chắt lọc và phát huy những đặc trưng của truyền thống văn hóa dân tộc.

Tuổi trẻ nước ngoài nói về Tết cổ truyền Việt Nam

Elliot Nicholls, 21 tuổi, người New Zealand; Andrea Salas, 23 tuổi, người Canada; Sanada Noboru, thanh niên tình nguyện người Nhật và Sylvie Joannelle, 20 tuổi, đến từ nước Pháp, tình cờ gặp nhau tại bản Tả Phìn (huyện Sa Pa, Lào Cai) trong dịp Tết cổ truyền của Việt Nam năm 2007. Cùng ăn, cùng ở và đặc biệt là được cùng tham dự những lễ hội vô cùng độc đáo của cộng đồng các tộc người nơi đây, với những phong tục tập quán có truyền thống lâu đời khiến tất cả vô cùng thích thú. “Thật tuyệt vời!” - đó là lời nhận xét chung của bốn bạn trẻ nước ngoài về Tết cổ truyền Việt Nam. Chúng tôi đã có dịp đồng hành cùng họ…