Võ Văn Lực (thôn 3 - xã Hà Tam - huyện Đakpơ - Gia Lai) hỏi: Trên Tạp chí Hồn Việt số 32 (tháng 2/2010), ở trang 11, trong bài Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tác giả Nguyễn Quảng Tuân có cho biết trong 82 tấm bia còn lại có khắc tên 1.323 Tiến sĩ. Tôi được biết trên một số tài liệu khác, cụ thể là quyển Tự điển Bách khoa Việt Nam, tập I, trang 214 có ghi “… 82 bia khắc tên 1.304 Tiến sĩ”, còn trên sách giáo khoa Tiếng Việt Lớp 5, Nxb Giáo Dục ghi là 1.306 Tiến sĩ”.
Vậy số liệu nào chuẩn xác? Rất mong sự hồi âm của Hồn Việt.
Học giả Nguyễn Quảng Tuân trả lời: Chúng tôi xin cảm ơn ông đã có nhận xét về các số liệu khác biệt như trên. Chúng tôi đã theo quyển Tự điển Di tích Văn hóa Việt Nam của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội in năm 1993, do Ngô Đức Thọ chủ biên với sự cộng tác của Nguyễn Văn Nguyên, Đỗ Thị Hảo, Phan Thị Lưu, Nguyễn Kim Oanh và Hoàng Ngọc Thăng để ghi lại là 1.323 tiến sĩ. Bài viết của các soạn giả ấy đã căn cứ vào các quyển Đại Việt Sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Nhị Hoàng di ái lục, Hoàn Long huyện chí, Hà Nội địa dư, Hoàng Việt địa dư chí, Thăng Long cổ tích khảo, Thăng Long sự tích, Long Biên bách nhị vịnh và Hà Nội sơn xuyên phong vực.
Gần đây, theo như các báo đưa tin thì ngày 9/3/2010, trong phiên họp toàn thể thường niên của Ủy ban Ký ức Thế giới (Memory of the World) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO thì các Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được công nhận là DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI.
Ngày 7/4/2010, Bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã chính thức đón nhận bằng Di sản tư liệu thế giới.
Theo Thông tấn xã Việt Nam thì: “Từ những tấm bia Tiến sĩ, người đời sau lĩnh hội được nguồn tư liệu có giá trị để tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của các sứ thần Việt Nam, cùng mối quan hệ bang giao giữa các nước vùng Đông Bắc Á. Trong số 1.304 Tiến sĩ được khắc tên trên 82 bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, có 225 vị đã từng được cử đi sứ sang Trung Quốc vào các triều Minh (1388-1644), triều Thanh (1644-1911)…”.
Trong bài Chiêm ngưỡng bia ai cũng rung động đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra thứ Năm, ngày 11/3/2010 do phóng viên Thu Hà trao đổi với bà Phạm Thu Hằng, Phó giám đốc khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một trong những người tham gia soạn thảo hồ sơ gửi UNESCO và trực tiếp quản lý di tích thì đã được bà cho biết: “… 82 tấm bia đã được dựng từ năm 1484 đến năm 1780 phản ánh hoạt động thi cử trong hơn 300 năm, từ năm 1442 đến năm 1779 cho biết trong giai đoạn lịch sử đó Việt Nam đã có 1.307 vị Tiến sĩ”.
Trước sự khác biệt đó, chúng tôi đã xem bản Thống kê các Tiến sĩ trong quyển Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám của soạn giả Trần Mạnh Thường do Nhà xuất bản Lao động - Xã hội in năm 2008 thì thấy cũng có những sai lầm và thiếu sót như bia số 23 và số 24 đã ghi:
Chúng tôi nghĩ một năm không lẽ gì lại có tới hai khoa thi và năm dựng bia cũng lại trùng hợp tuy số tiến sĩ có khác nhau?
Bản thống kê lại thiếu không có các bia số 15, 51 và 52 nên tổng số Tiến sĩ chỉ có 1.282 vị thôi.
Chúng tôi mong rằng Ban quản lý Khu di tích và Ban soạn thảo hồ sơ gửi UNESCO cũng cần kiểm tra lại và công bố chính xác số Tiến sĩ đã được khắc vào 82 bia còn lại ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để mọi người được biết.
Bài liên quan: