Sân khấu
Sân khấu - Cuộc đối đầu giữa nghệ thuật và doanh thu
CÁT VŨ
Sự hình thành nền kinh tế thị trường lâu nay đã kéo theo một hệ lụy là tạo ra cho nền sân khấu nước nhà một cuộc đối đầu xem ra khó khoan nhượng giữa nghệ thuật và doanh thu. Điều tưởng như mâu thuẫn này đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà phê bình cũng như giới truyền thông, và cho đến nay vẫn là vấn đề làm đau đầu giới chức quản lý.
Richard di San Marzano: "Cải lương - mối nhân duyên để tôi gặp nữ hoàng sân khấu Thanh Nga"
Trong khi hầu hết khán giả Việt Nam hiện nay chạy theo tân nhạc, thì họa sĩ người Ý Richard di San Marzano lại dành tình cảm đặc biệt cho cải lương. Tháng 11 lại về, để tưởng nhớ người nghệ sĩ tài sắc – nữ hoàng sân khấu Thanh Nga 33 năm rời sân khấu, họa sĩ Richard di San Marzano đã dành thời gian chia sẻ cùng Hồn Việt.
Phần bánh không dễ ăn
Mùa hè năm ngoái, sân khấu thiếu nhi đột nhiên "nở nồi" với hơn 10 vở diễn mới, mà vở nào cũng được đầu tư dàn dựng hoành tráng, màu sắc và quảng cáo rầm rộ. Người làm sân khấu, giới báo chí, đông đảo khán giả nhí và phụ huynh đã khấp khởi mừng thầm khi nghĩ về một tín hiệu vui của những vở diễn dành cho trẻ em.
NSND Chu Thúy Quỳnh: “Không có nghề múa thì không có tôi ngày hôm nay”
Là hậu duệ của danh nhân Chu Văn An, Nghệ sĩ nhân dân Chu Thúy Quỳnh được báo giới trong và ngoài nước ưu ái dành cho các mỹ từ “cánh chim không mỏi trong tốp đầu đàn”, “ngôi sao múa từ bầu trời phương Đông”… Những năm 60-70 của thế kỷ trước, nói đi xem chương trình của Đoàn Ca Múa Nhân dân Trung ương, tức là đi xem Thúy Quỳnh múa. Hơn 50 năm đóng góp tích cực với nghề, cho đến nay đã vào tuổi cổ lai hy thì nỗi trăn trở và niềm đam mê với nghề càng lớn hơn bao giờ hết… NSND Chu Thúy Quỳnh - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam - đã dành cho Hồn Việt cuộc trò chuyện.
Nổi chìm phận rối nước
Từ thuở khai thiên lập địa, mảnh đất cong cong hình chữ S đã gắn bó với lúa nước. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau gắn chặt với người nông dân một nắng hai sương. Và từ trong lam lũ, người nông dân đã cân bằng đời sống tinh thần của mình bằng những trò chơi dân gian - Rối nước cũng ra đời từ đó.
Nhìn qua nội dung tuồng Việt Nam và hí khúc Trung Quốc
Bài viết nhấn mạnh sự liên hệ giữa tuồng Việt Nam và hí khúc Trung Quốc, nói rõ về những mặt như chức năng, đề tài… của tuồng Việt Nam, rồi nêu một số ví dụ, tiến hành nghiên cứu so sánh sơ bộ giữa tuồng Việt Nam và hí khúc Trung Quốc. Tuồng Việt Nam và hí khúc Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ, bản viết này sẽ so sánh về mặt chức năng, nội dung và nhân vật...
Người đi dép cao su
L.T.S: Vở kịch Người đi dép cao su (L’homme aux sandales de caoutchouc) (1) của Kateb Yacine (1929-1989), nhà văn Angiêri sống nhiều năm ở Pháp, xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp, năm 1970, chẳng bao lâu sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969). Cũng năm ấy, vở kịch được dàn dựng trên sân khấu và được dịch ra tiếng Arab.
Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam
Tiền thân của nghệ thuật sân khấu cổ truyền là những trò diễn dân gian. Có khá nhiều loại hình diễn xướng sân khấu cổ truyền, trong đó tiêu biểu là chèo, múa rối, múa rối nước, ca trù, tuồng… Rất đáng lưu ý là, trong các nghệ thuật diễn xướng cổ truyền đó thì chèo, múa rối nước và ca trù là những loại hình sân khấu diễn xướng mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân trồng lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nghệ sĩ ưu tú Hồng Vân: Tôi mong được đưa Duyên Việt ra thế giới, nhưng…!!
Những ngày cận Tết Canh Dần này, bà bầu Hồng Vân gần như không có thời gian nghỉ. Vừa trực tiếp dàn dựng vở kịch Giếng lạ (kịch bản: Phạm Tân và Huỳnh Tuấn Anh) để trụ ở Nhà hát Lớn TP. HCM suốt dịp Tết, vừa lo chuẩn bị trình làng sân khấu mới tại Superbowl A43 Trường Sơn, quận Tân Bình, TP. HCM với hai vở Kẻ đào tẩu, Trai mới lớn và Cuộc chiến ẩm thực (kịch thiếu nhi). Đầu xuân, Hồn Việt có cuộc trò chuyện cùng chị.