Sân khấu
Nghệ sĩ Linh Huyền làm Hồn Việt "đãi" khách quốc tế
Manh nha ý tưởng đưa các hoạt động văn hóa truyền thống lên sân khấu từ năm 2008, nhưng đến ngày 15 tháng 10 tới đây, nghệ sĩ Linh Huyền mới chính thức đưa chương trình ca múa nhạc dân tộc với chủ đề: Hồn Việt –The soul of Vietnam, ra mắt khán giả.
Nghệ sĩ Linh Huyền - Tìm khán giả cho cải lương
BÍCH ĐÀO (thực hiện)
Cải lương, một loại hình sân khấu truyền thống Nam Bộ, ra đời vào đầu thế kỷ 20, từng làm say mê những người mộ điệu khắp ba miền. Liệu cải lương hôm nay có còn lung linh và cuốn hút khán giả? Chúng tôi có cuộc trò chuyện với nghệ sĩ Linh Huyền, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về loại hình nghệ thuật cải lương, nhằm nghe chính người trong cuộc nói về vấn đề này…
Nghệ sĩ Hữu Châu: Cuộc đời tôi hưởng “lộc” từ tên tuổi má Ba Thanh Nga
CÁT VŨ ( Thực hiện)
Lúc 10 giờ ngày 23/11/2008, tại rạp Đại Đồng, 130 Cao Thắng, Quận 3, TP.HCM, lễ giỗ Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga lần thứ 30 do con trai là Hà Linh và các cháu là nghệ sĩ Hữu Châu, Hữu Lộc tổ chức. Nhân dịp này, nghệ sĩ Hữu Châu đã dành cho Hồn Việt một cuộc trò chuyện về những ký ức của mình với người cô ruột Thanh Nga, một thời được mệnh danh là Nữ hoàng Sân khấu.
Năm Châu: Cuộc đời như sân khấu (kỳ 2)
Kỳ 2 - Nữ nghệ sĩ tài danh Kim Cúc: người vợ thứ ba của Năm Châu
NGUYỄN PHƯƠNG
Nữ nghệ sĩ Kim Cúc, con gái lớn của nghệ sĩ tiền phong Bảy Nhiêu là người vợ cuối của anh Năm Châu, từ 1948 cho đến ngày anh mãn phần, tháng 5 năm 1977. Anh Năm Châu lớn hơn chị 16 tuổi. Nếu biết gia thế của chị Kim Cúc, biết cả một quá trình lâu dài của chị khi mới chập chững theo đoàn hát cải lương đến khi thành danh, thì đối với một người lớn tuổi hơn mình rất nhiều, đối với một người từng là bạn thân thiết của cha mình mà chị chấp nhận kết hôn, phải thấy đó là do sự thán phục, lòng say mê nghệ thuật đưa đến tình yêu chân chính.
Năm Châu và Kim Cúc đều có chung một niềm say mê, một ước vọng chung là xây dựng một nền nghệ thuật cải lương “Đẹp” và “Thật”, một “Thánh đường thiêng liêng”.
Năm Châu - cuộc đời như sân khấu (kỳ 1)
NGUYỄN PHƯƠNG
Là người đã từng cộng tác chung dưới bảng hiệu đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga trong 3 thập niên 1940-1970. Dù đang định cư tại Canada, anh Nguyễn Phương đã biên soạn công phu quyển Ngũ đại gia của sân khấu cải lương. Và trong số bài viết có giá trị với nhiều tư liệu quý của anh, tôi xin được trích đăng cuộc đời của soạn giả, đạo diễn, diễn viên, ông bầu Năm Châu[*] để cống hiến bạn đọc yêu sân khấu.
Múa Tuồng
Hành động của các nhân vật trên sân khấu trước hết phải để cho khán giả thấy được, nghe được. Người diễn viên Tuồng sử dụng vũ đạo (múa), hệ thống nói lối, bài bản, làn điệu (hát) là hai phương tiện chính để lột tả tính cách, tâm trạng của nhân vật.
Một bức phù điêu cho Lưu Quang Vũ
TRẦN KỲ
Kỷ niệm 21 năm ngày mất (29/8/1988 – 29/8/2009) của kịch tác gia Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh
Có bao giờ, trong một đêm 8 sàn diễn 8 tỉnh, trình diễn 8 vở kịch khác nhau của Lưu Quang Vũ? Hôm nào có kịch của Lưu Quang Vũ, bà con Hà Nội kéo nhau đi xem như trẩy hội. Ngày đó còn khó khăn, có người bán cả tem phiếu, lấy mấy đồng đi xem kịch của Lưu Quang Vũ! Người ta bàn kịch Lưu Quang Vũ trước khi vào hội nghị. Người ta kể kịch Lưu Quang Vũ trong quán cà phê, trong quán nước vỉa hè, trong hàng phở…
Ký ức nghệ thuật Sân khấu truyền thống
Ký ức về nghệ thuật sân khấu của hàng trăm người lao động sân khấu là nghệ nhân các chiếng chèo, lò tuồng cổ, nghệ sĩ, các nhà sư tầm, nghiên cứu lý luận, phê bình nghệ thuật sân khấu, học giả, tác giả, nhà quản lý sân khấu, bia ký...được tập hợp rộng rãi, đa chiều, nhằm giúp bạn đọc tiếp cận tương đối kỹ càng về sự hình thành và phát triển của sân khấu truyền thống Việt Nam.
Cũng như các nghệ thuật khác, sân khấu là sản phẩm của văn hóa dân tộc. Tìm hiểu về sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, cũng là đồng thời góp phần vào việc tìm hiểu sự phát triển các hiện tượng văn hóa khác như phong tục, tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tư tưởng đạo đức và lối sống người Việt qua chiều dài lịch sử.
HV158 - Nét đặc sắc nghệ thuật viết vọng cổ của Viễn Châu
Với giới mộ điệu sân khấu cải lương, Viễn Châu có những đóng góp quan trọng: là người sáng tạo nên “tân cổ giao duyên”,
HV156 - Thăm nhà nàng Juliet và xem nhạc kịch ở Verona
←Bức tượng nàng Juliet ở lối vào nhà