Sân khấu
Để xứng với sự tôn vinh
Ngày 12/8 âm lịch (ngày 19/9/2010 dương lịch) vừa qua, giới sân khấu cả nước đã trải qua một lễ giỗ tổ có lẽ là đặc biệt nhất từ trước tới nay: lần đầu tiên ngày giỗ tổ hằng năm này trở thành Ngày Sân khấu Việt Nam được Nhà nước chính thức công nhận với ý nghĩa “tôn vinh nền sân khấu nước nhà, động viên, đoàn kết đội ngũ văn nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nền sân khấu Việt Nam, phấn đấu có nhiều tác phẩm và hoạt động sân khấu có ý nghĩa, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, cổ vũ, động viên toàn dân đoàn kết, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.
Đạo diễn Ái Như: Tôi xem con đường mình đang đi là một bổn phận
CÁT VŨ (thực hiện)
Dáng vóc nhỏ bé, giọng nói nhẹ nhàng nhưng trong chị luôn ẩn chứa sự quyết đoán mạnh mẽ. Từ một diễn viên bị ngoại hình “nhỏ xinh” mặc định cho những vai thiếu nhi, sau hơn 20 năm, Ái Như đường hoàng được xếp vào hàng những đạo diễn sân khấu “cứng cựa” nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chị vừa ra mắt một sân khấu của riêng mình - sân khấu Hoàng Thái Thanh, tọa lạc trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi thành phố, sau nhiều chục năm nương thân nơi nhà người.
Cùng một bài học giữ nước
NGÔ NGỌC NGŨ LONG
Hội diễn Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp 2009
Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 26/9 đến 6/10/2009 đã thu hút 19 đơn vị tham gia với 27 vở, trong đó có 8 đơn vị xã hội hóa tham gia 12 vở…
Chuyện bếp núc: chương trình Táo quân
Chương trình Gặp nhau cuối năm (GNCN, quen gọi là “Táo quân”) do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình- Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất phát sóng vào đêm 30 Tết trên VTV đã trở thành “đặc sản” trong “thực đơn” giải trí truyền hình. Thời sự, hài hước, hấp dẫn và nhiều ý nghĩa, chương trình đã chinh phục khán giả ở nhiều lứa tuổi, nhiều ngành nghề và trình độ khác nhau. Năm nay, nhiều vấn đề “nóng” tiếp tục được mổ xẻ, hứa hẹn những tiếng cười châm biếm nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc. Hậu trường sản xuất chương trình này cũng là câu chuyện không kém phần thú vị.
Cải lương chớ nên “kịch hóa”!
Ở thời bùng nổ thông tin, không chỉ môn nghệ thuật cải lương mà ngay cả sân khấu, diện ảnh hay văn học cũng gặp những thách thức không nhỏ. Muốn tồn tại và phát triển buộc phải cạnh tranh. Và sự cạnh tranh là điều cần thiết để bộ môn nghệ thuật này chứng tỏ sức mạnh và giá trị vĩnh cửu.
Các vua nhà Nguyễn với sân khấu hát bộ
Các vua nhà Nguyễn rất quý trọng sân khấu hát bộ và ca múa nhạc. Đào Duy Từ, được chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) - người kế tục chúa Nguyễn Hoàng (1558 - 1612) mến chuộng tài năng, đã mang sân khấu hát bộ từ Thanh Hóa truyền vào đất Bình Định đến thời vua Gia Long.
Bao giờ “báu vật nhân văn sống” được đãi ngộ?
Nếu không nhanh chân thì có khi họ không còn sống để nhận sự tôn vinh, đãi ngộ.
Ai về làng Khuốc xem chèo...
"Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có xem chèo Khuốc với anh thì về". Làng chèo Khuốc ở Thái Bình nổi tiếng hàng trăm năm nay. Nơi đây thường tự hào với những ông tổ của nghệ thuật chèo như Trùm Điều, Trùm Thương, Huyện Đoàn, Kép Mục, Chánh Ân...
“Tả Quân Lê Văn Duyệt” - có cần đầu tư tiền tỷ?
NGÔ NGỌC NGŨ LONG
Hiện nay, sân khấu kịch nói đang bắt đầu manh nha khuynh hướng dùng tiền tỷ để dựng vở lịch sử… Khuynh hướng này có lẽ ảnh hưởng từ những vở cải lương cách tân “Kim Vân Kiều” rồi đến “Chiếc áo thiên nga” đầu tư từ 2-4 tỷ và đã gây được tiếng vang đáng kể trong 2 năm qua. Với sân khấu hoành tráng và số lượng diễn viên tham gia đông đảo hơn 500 người, dù có nhiều ý kiến khen chê, nhiều điều phải bàn lại, nhưng ai cũng công nhận đó là một cách làm mới và chuyện phải tiêu tiền tỷ là hợp lý, hơn nữa đó là tiền huy động từ các doanh nghiệp. Nhưng gần đây vở kịch nói “Tả Quân Lê văn Duyệt” đã tiêu tốn cả tỷ đồng của nhà nước mới là chuyện phải bàn về cả hai mặt nội dung và cả hình thức…
“Nuy” trên sân khấu Nghệ thuật trình diễn - Ranh giới và khoảng cách
Tác phẩm Bay lên của nghệ sĩ Lại Thị Diệu Hà trong chương trình nghệ thuật trình diễn IN:ACT diễn ra tại Nhà sàn Studio (Hà Nội) vào trung tuần tháng 8 năm 2010 đã gây nên những tranh luận trái chiều trên báo chí và các diễn đàn. Lần đầu tiên tại Việt Nam, một nữ nghệ sĩ đã "nuy" hoàn toàn trước khán giả trong cự ly rất gần, thậm chí người xem có thể... sờ vào người biểu diễn. Chuyện không mới ở xứ người nhưng gây "sốc" cho không ít người ở xứ ta, kể cả những người làm nghệ thuật, ngay cả khi chỉ xem những hình ảnh ghi lại buổi biểu diễn này.
“Hậu phong tặng” nghệ nhân: vẫn còn “vướng”
Ngành Văn hoá quyết tâm phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, nhưng công tác này vẫn còn nhiều vướng mắc.