Tư liệu lịch sử

Một thuở chưa xa…

Thời kháng chiến chống Pháp, giữa vùng tự do và vùng bị chiếm ở Liên khu V gần như hoàn toàn cách biệt. Đối phương không chỉ dùng bom đạn, càn quét đánh phá, còn bao vây, phong tỏa ta về kinh tế!

Một tâm hồn đánh thức những lương tri

HỒNG LÊ THỌ (Tokyo)

Trong cơn mưa cuối năm tầm tã, như đã hẹn, tôi đến thăm chị Trần Duy Phương ở gần khu chợ Ngã ba Ông Tạ (Q. Tân Bình, TP.HCM), nữ tù nhân một thời nổi tiếng xinh đẹp và rất có duyên, khi còn là học sinh trung học...

Một phiên tòa kỳ lạ

L.T.S: Trần Hiến (1915-1996) sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, quê ở làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tham gia hoạt động từ Cách mạng tháng Tám 1945. Đến năm 1947, anh là Tổ trưởng Tổ Điệp báo nội thành thuộc Chi 50 Quân báo Cần Thơ. Dưới vỏ bọc sĩ quan phiên dịch cho Phòng Nhì (2èBureau) Phân khu Cần Thơ, anh cùng với các điệp viên khác thu thập được nhiều tin tức quan trọng, giúp cho lãnh đạo kháng chiến Khu 9 chủ động đối phó gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.

Một phát súng, hai con gà

Cuối năm 1961, Tổng cục II Bộ Quốc phòng phái tôi vào miền Nam làm công tác tình báo. Căn cứ lực lượng vũ trang cụm tôi đặt tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Trên chiến trường miền Nam lúc ấy, súng ống đạn dược rất thiếu. Mỗi người chúng tôi trở về từ miền Bắc mang theo một khẩu cácbin (loại súng bán tự động của Mỹ), khẩu súng ngắn, ba lạng thuốc nổ TNT. Về đến căn cứ Trung ương Cục, các món quý giá ấy đều phải nộp lại cho cấp trên. Riêng tôi, với chức vụ Cụm trưởng Cụm tình báo, tôi được trang bị khẩu súng ngắn mà tôi mang theo từ miền Bắc.

Một phát hiện mới về Phật giáo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thời cổ đại

Cách đây không lâu, trong dịp đến thăm nhà nghiên cứu Trần Hữu Phước – nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng Khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam, qua việc thẩm định minh văn trong tấm bản đồ cổ vẽ trên da thú của ông, tôi hết sức vui mừng phát hiện được một di tích văn vật quan trọng có liên quan đến việc du nhập và truyền bá tư tưởng Phật giáo ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long thời cổ đại.

Một học giả Nhật Bản tỏ lòng tri ân Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Năm 1982, được sự hỗ trợ tài chính của Liên Hiệp Quốc, nước ta tổ chức hội thảo: “Nghiên cứu xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long”, một vấn đề cấp bách đối với nông nghiệp và môi trường. Khách mời quốc tế dự Hội thảo có các giáo sư chuyên gia thủy lợi của Đại học Amsterdam (Hà Lan), Đại học Kyoto (Nhật Bản)… Hội thảo được tổ chức tại khách sạn Majestic và nơi ở là khách sạn Caravelle (Q.1, TP.HCM).

Một chiến công thầm lặng bị lãng quên

Ngày 19/4/1948, bộ đội của Liên Trung đoàn 122-123 Quân khu 9 miền Tây Nam Bộ phục kích chặn đánh đoàn xe địch ở Tầm Vu, lấy được khẩu pháo 105 ly của chúng định đưa về bố trí ở đồn Rạch Gòi.

Lưu Khánh Đàm (989-1058): người xướng xuất việc dời đô

Một tư liệu vừa được phát hiện về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (*)

L.T.S: Các tài liệu mới sưu tầm ở Thái Bình trong đó có Ngọc phả - nói đến việc Lưu Khánh Đàm xướng xuất việc dời đô về Thăng Long. Trong lịch sử Việt Nam, không thiếu những câu chuyện tương tự. Ví như kế sách đánh cụm thành Điêu Diêu là do Trần Nguyên Hãn đề xuất, vả lại chính Lê Lợi giao việc ấy cho Nguyên Hãn và cũng giành được thắng lợi, chặn được Liễu Thăng, Mộc Thạnh đem quân giải vây cho Vương Thông ở thành Đông Quan. Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi. Ngô Trì tiến cử Nguyễn Trãi cho Lê Lợi. Xưa có câu “Thần thiêng tại bộ hạ” là thế.

Hồn Việt đăng bài viết của hai nhà nghiên cứu ở Thái Bình về vấn đề này để bạn đọc tham khảo.

Luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa

VÕ ANH TUẤN*

Hội nghị Luật biển lần thứ III của Liên hiệp quốc (LHQ) kéo dài 9 năm (1973–1982) đã soạn thảo một công ước quốc tế về Luật biển đồ sộ, bao quát tất cả các vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của Biển và Đại dương, quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của mọi loại quốc gia (có biển cũng như không có biển, có trình độ phát triển khác nhau) đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như những vùng biển thuộc phạm vi quốc tế.

Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) được đánh giá là Bộ Luật biển hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay và là văn kiện pháp lý quốc tế hậu chiến quan trọng nhất sau Hiến chương LHQ.

Hiện nay, các nước đều căn cứ vào UNCLOS để giải quyết bất đồng và tranh chấp về các vùng biển quốc gia cũng như về khai thác đáy Đại dương – “di sản chung của thế giới” (Điều 136).

Lữ đoàn 316 trong ngày giải phóng Sài Gòn 30/4/1975

Ngày 27/3/1973, tên lính Mỹ cuối cùng trong đội quân viễn chinh xếp lá cờ Mỹ bước lên máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất rời khỏi miền Nam Việt Nam đúng theo tinh thần Hiệp định Paris được ký giữa bốn bên là đế quốc Mỹ, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.