Tư liệu lịch sử

Nguyễn Trường Tộ và kế hoạch “làm cho dân giàu nước mạnh”

Tiến sĩ BÙI KHA
(California)

LTS. Qua bài viết Nguyễn Trường Tộ và vấn đề chủ hòa đăng trên Hồn Việt số 30 (tháng 12/2009), TS. Bùi Kha đã cho chúng ta thấy rằng, Nguyễn Trường Tộ luôn thuyết phục triều đình nhà Nguyễn không nên chống lại thực dân Pháp, bằng những chiêu bài hoa mỹ như canh tân, đổi mới… Sau khi đăng bài viết này, BBT đã nhận được sự đồng tình của nhiều bạn đọc trong và ngoài nước. Để vấn đề được sáng tỏ hơn, chúng tôi tiếp tục đăng bài Nguyễn Trường Tộ và kế hoạch “làm cho dân giàu nước mạnh”, rất mong các nhà nghiên cứu và bạn đọc góp thêm ý kiến.

Nguyên nhân cái chết của Lê Thái Tông

LTS: Bác sĩ Bùi Minh Đức (sinh năm 1934) là Việt kiều tại Mỹ, chuyên ngành tai mũi họng; là người tiên phong trong việc khảo cứu, phát triển kỹ thuật và phẫu thuật nội soi tai với các báo cáo kho học tại các hội nghị Tai Mũi Họng quốc tế. Hiện nay, ông chuyên tâm vào việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa Huế, và đã có những tác phẩm: Từ điển tiếng Huế, Dấu ấn văn hóa Huế, Chữ nghĩa tiếng Huế, Dấu tích văn hóa Huế, Văn hóa ẩm thực Huế.

Nguyễn Duy Hiệu – Những giờ khắc cuối tại trại Võ Lâm - Huế

Phong trào Cần vương ở các tỉnh Tả trực kỳ Nam, Ngãi, Bình, Phú, Khánh, Thuận có một khuôn mặt nổi bật mà các ngòi bút chép sử thực dân Pháp và sử quan triều Đồng Khánh tay sai đã ghi lại bằng những dòng chữ đầy ấn tượng. Đó là Nguyễn Duy Hiệu, lãnh tụ Phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam, một Phó bảng từng là thầy dạy học Kiến Phước khi vua này còn “tiềm để”.

NGUYỄN DU còn là hay chính là NGƯỜI THĂNG LONG - HÀ NỘI

Nguyễn Du sinh ra ở Thăng Long năm Ất dậu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 đời vua Lê Hiển Tông, đối chiếu ra Dương lịch là năm 1765. Gia phả không ghi rõ ông sinh ra ở đâu (Kinh Bắc hay Thăng Long) nhưng có thể ông đã được sinh ra ở phường Bích Câu, thành Thăng Long vì khi đó thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm đang làm quan ở Kinh đô mà thân mẫu ông vốn quê ở Kinh Bắc, lấy chồng làm lẽ thứ ba, chỉ theo chồng ở nơi nhiệm sở chứ không về sống ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Cao Kỳ: "Miền Nam Việt Nam cần một lãnh tụ thật sự như Hồ Chí Minh"

Để biến chiến tranh xâm lược thành nội chiến, thực dân Pháp đưa Bảo Đại về làm quốc trưởng bù nhìn của “Quốc gia Việt Nam” (1/7/1949). Ngày 11/5 năm sau, Pháp lập ra “Quân đội quốc gia” để giúp quân viễn chinh trong các hoạt động quân sự.

Người Washington nhớ mùa hoa Hà Nội

TRẦN HỮU TÒNG

… Sau ba mươi lăm năm, tôi gặp lại người tù binh - “giặc lái” ấy. Năm đó, Lodge – tên ông ta - mới hai mươi sáu tuổi. Lodge ngỡ ngàng cầm tấm ảnh từ tay tôi rồi “ồ” lên một tiếng rõ to khi nhận ra mình trong ảnh. Lodge đeo cấp hàm trung uý không lực Hoa Kỳ. Ông ta ngước mắt nhìn tôi và đã nhận ra tôi. Tôi đội mũ cối, mặc quân phục đang ghi vào cuốn sổ tay những lời khai đầu tiên của Lodge. Đó là tấm ảnh chụp từ tháng 3/1965, lúc chiếc phi cơ F100 – phi cơ Lodge bị bắn hạ trên vùng trời sông Gianh…

Người thầy

Toán lính lệ phủ Điện Bàn phối hợp với đơn vị lính phòng thành tỉnh Quảng Nam túc trực tại cánh đồng nằm giữa hai con sông Giáp Ba và Vĩnh Điện, từ sáng tới giờ đã bắt đầu thấy mỏi mệt. Kẻ đứng người ngồi, nhưng những ngọn giáo dài có tua đỏ vẫn chỉ thẳng lên trời như nhắc nhở với cấp trên, rằng người giữ món binh khí kia vẫn đang làm phận sự. Viên Niết ty coi việc hình án có vẻ nôn nóng, chống dù đi đi lại lại thị sát toán lính canh.

Người tác động nội các Dương Văn Minh đầu hàng ngày 30/4/1975

Tháng 3 vừa qua, chúng tôi có dịp trò chuyện với Thiếu tướng Nguyễn Văn Khiêm (tức Sáu Trí), người từng chỉ huy Khối điệp báo - tình báo quân sự Quân giải phóng miền Nam. Ông từng thâm nhập hàng ngũ địch, hoạt động nội tuyến tại Sở Trung ương Tình báo Tổng nha Cảnh sát. Dưới đây là lời kể của ông về sự tác động nội các Dương Văn Minh đầu hàng ngày 30/4/1975.

Người phiên dịch cho Stalin và Mao Trạch Đông

Lê Sơn (dịch)

Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Đông lần đầu tiên đến Moskva để dự lễ mừng sinh nhật Stalin 70 tuổi. Người được trao nhiệm vụ phiên dịch cho hai lãnh tụ của Liên Xô và Trung Quốc là Nikolai Fedorenko. Sau chuyến công tác đặc biệt đó, ông được chú ý tới và dần dần được cất nhắc lên đến chức Thứ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô. Rồi ông được bổ nhiệm làm đại sứ tại nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, Nikolai Fedorenko đang sống ở Bungarie, tại một thị trấn vùng ngoại ô Sofia. Sau đây là cuộc trao đổi giữa Fedorenko và phóng viên báo Diễn Đàn (Tribuna) của Nga.

Người nhận lãnh trách nhiệm hạ sát anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu

Ai ra lệnh giết anh em ông Ngô Đình Diệm? Ai cầm súng hạ sát hai ông ấy? Từ trước đến nay dư luận đều đổ vào cho hai người đó là tướng Dương Văn Minh và Đại úy Nguyễn Văn Nhung. Về tướng Dương Văn Minh có nhiều tài liệu đã viết. Còn chuyện đại úy quân đội VNCH Nguyễn Văn Nhung sống chết như thế nào thì chưa được nhiều người biết đến.