THƯ BẠN ĐỌC: Vài ý kiến nhân đọc hai bài cổ học trên Hồn Việt

Kính gửi Tòa soạn Hồn Việt,

Tôi là một trong những bạn đọc chung thủy của Hồn Việt. Tôi đặc biệt quan tâm đến những bài về cổ học trên tạp chí, vì qua đó tôi cũng học được nhiều kiến thức.
Vừa qua, trên số 79 (tháng 3-2014), tôi đọc hai bài: Quê ngoại Kinh Bắc với đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều của ông Nguyễn Khắc Bảo và bài Thơ tình Hải Thượng Lãn Ông của ông Hải Như, tôi rất thích thú.

Nhưng có một đôi điều xin trao đổi lại, rất mong Tòa soạn đăng lên để vấn đề được hiểu sâu và kỹ hơn.
Về bài Quê ngoại Kinh Bắc… tư liệu phong phú dồi dào giúp độc giả hiểu thêm nhiều chuyện thú vị. Nhưng có vài chỗ cần cân nhắc lại. Tác giả viết: “Như vậy, cụ Nguyễn Trừ là Quốc trượng của vua Gia Long và đại thi hào Nguyễn Du là chú vợ vua Gia Long. Điều này khiến chúng ta phải xem lại vấn đề mà xưa nay nhiều người vẫn cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ nhàThanh về để phản ánh tâm trạng bất mãn với nhà Nguyễn, vàcàng thêm tin rằng, Truyện Kiều được viết vào đời Tây Sơn” (tr.33).

Nguyễn Trừ là con trai thứ 5, anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du. Có con gái là Thị Uyên vào làm cung tần vua Gia Long. Chuyện chỉ có thế thôi. Cung tần thì vua có thể có hàng trăm, chưa nói con số “tam thiên cung nữ” phóng đại. Vua Gia Long có nhiều vợ, mà phần lớn là do các đại thần đưa con cháu vào. Ở hậu cung các bà tranh cãi nhau làm mệt nhà vua. Bãi triều về, thường chứng kiến cảnh ấy nên nhà vua thường than phiền: “Chốc nữa trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm trẫm đinh tai nhức óc” (Tôn Thất Bình: Kể chuyn chín Chúa mười ba Vua triu Nguyn, NXB Đà Nẵng, 1997, tr.46). Giả như, bố của hoàng hậu, quý phi thì gọi là quốc trượng mới phải, chứ cung tần, địa vị thấp lắm. Do đó nói Nguyễn Du là chúvợ (!) của Gia Long e cũng hơi phóng đại quan hệ chăng? Còn như cho rằng vì làchúvợ vua, địa vị cực quý, nên ông không bất mãn với nhà Nguyễn và Truyện Kiều được viết vào thời Tây Sơn, là một phỏng đoán sai. Một là, tâm trạng, cái nhìn Nguyễn Du vượt ra khỏi một triều đại, nhưng chắc rằng ông cũng không ưa thích gì triều Nguyễn. Ông đánh giánhân thế bấy giờ trong bài Phản chiêu hồn: “Ăn thịt người ngọt xớt như đường” (Giảo tước nhân nhục cam như di!); “Đâu đâu cũng đều là sông Mịch La”(Đại địa xứ xứ giai Mịch La), vậy thì nhà Nguyễn có thế không? Hai là, làm gì một người vĩ đại như Nguyễn Du, có con mắt trông suốt cả sáu cõi, “trước khi chết còn lo chuyện nghìn năm” (Thiên tuếtrường ưu vị tử tiền – Mộ xuân mạn hứng), lại chỉ vì chỉ một cung tần trong cung mà thay đổi cách nhìn, quan điểm? Ba là, cái thuyết Nguyễn Du viết Truyện Kiều dưới thời Tây Sơn đã bị nhiều nhà nghiên cứu bác bỏ vì nó không đủ chứng lý để bác lại điều đã ghi trong Đại Nam thực lc là Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Thanh về (xin xem chẳng hạn bài Một vấn đề tồn tại ca văn bản Truyện Kiều của Nguyễn Thế Quang, đăng trên Hồn Việt số 61, tháng 8-2012 cho rằng các thuyết của Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính… đều không đủ chứng cớ). CụHoàng Xuân Hãn cho rằng, Phạm Quý Thích viết bài vịnh Truyện Kiều “Thính Đoạn trường tân thanh hữu cảm” vào năm 1805 trên đường vào kinh đô Phú Xuân, do đó lúc đó đã có Truyện Kiều rồi. Nhưng Vương Thị Hường, tác giả luận án tiến sĩ về Phạm Quý Thích, công bố trên tạp chí Hán – Nôm, nói rằng Phạm Quý Thích viết bài đó vào năm 1821!

Còn chuyện gọi là phc nguyên, thì ông Nguyễn Khắc Bảo có công đối chiếu, cũng như cụNguyễn Tài Cẩn. Nhưng vấn đề có lẽ phức tạp hơn nhiều. Các bản Kiều NÔm cũng đâu phải nguyên tác của Nguyễn Du đâu. Lấy đa số các bản Nôm làm chứng cũng chưa chắc vì có cái không theo đa số được. Chẳng hạn: câu 1135: “Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra”, mà phục nguyên là “Hung hành chẳng hỏi chẳng tra”, thì tôi chắc chẳng ai thuận, vìhung hăng hay hơn, rõ nghĩa hơn “hung hành” nhiều; Hay: “Quản chi lên thác xuống ghềnh”, gốc từ ca dao, từ tiếng Việt, nay phục nguyên: “Quản chi trên gác dưới duềnh”, lấy điển Hán Giả Nghị và Khuất Nguyên…, thì nó rắc rối, mất hay (đã đành Nguyễn Du cũng hay dùng điển, nhưng trong trường hợp này ông phải đứng về ca dao, tiếng Việt… thân yêu chứ!).

Còn chuyện Xuân Hương – Nguyễn Du thì dính gì đến Kinh Bắc nhỉ? Hồ Xuân Hương dính Nghệ, dính Thăng Long, dính Quảng Ninh, dính Vĩnh Phúc (theo truyền thuyết với ông phủ Vĩnh Tường) chứ có gắn gì với Kinh Bắc? Nhưng thôi, kể cho vui thì cũng chẳng hại gì. Có những dị bản trong văn bản cần xem kỹ lại, ít ra là đối chiếu dị bản: “Đã cổ lại còn đeo thi Nguyệt/ Còn Xuân chi đểlạnh buồng Hương”; có dị bản: “Người cổ.../ Buồng Xuân… mùi hương”. Bài Cảm cựu kiêm trình Cn chánh Học sĩ Nguyn Hu: chữsương siu phiên âm chưa thống nhất. Sương siu là cách phiên âm của Hoàng Xuân Hãn. Nguyễn Quảng Tuân bác phiên âm này có lý lắm: sương siu chữ Nôm viết khác chữ trong bài, hơn nữa, Hoàng Xuân Hãn biện minh cho cách này từ chữ nghĩa trong Chinh phngâm, mà cụ nhầm lẫn (xin xem mục Hỏi – Đáp: Sương siu của học giả Nguyễn Quảng Tuân trên Hồn Việt số 64, tháng 11-2012). Ngũ canh nên phiên là năm canh; ngũ五 vànăm 𠄼 nhiều khi thông nhau, mà năm thì hợp vận thơ.

***

Về bài thơ Ngộ cố nhân của Hải Thượng Lãn Ông mà nhà thơ Hải Như dịch, bình… cũng hay, chỉ tiếc là chưa chính xác. Cụ Hải Như dịch cốt lấy cái tài hoa, không vụ ̣nguyên tác chữ Hán.

Tôi tạm dịch nghĩa lại bài thơ để đối chiếu:

Vì vô tâm mà cóviệc làm lầm lỡ người nhiều,
Hôm nay gặp nhau đau lòng tự than thở,
Một cái cười nhiều tình ý chảy dòng lệ lạnh,
Trong hai đáy mắt mùa xuân đã tàn hết (bỗng) hiện hình hoa
Kiếp này nguyện kết nghĩa anh em
Kiếp sau sống lại nên tính chuyện chồng vợ.
Ta không phụ người, người phụ ta
Việc đến như thế(*), biết làm sao?

Chữ hoa có thể là hình ảnh người đẹp năm xưa, lúc còn trẻ. Câu 5, 6 có 2 chữ càn, tốn (tên hai quẻ trong Kinh Dịch), chỉ là chơi chữ.
Hiểu nghĩa đen như thế thì các câu dịch của bài thơ chệch ngha. “Rồi đây ta mãi dày vò/ Đa xuân tàn tạ đâu ngờ mắt xanh” mà Hải Như dịch, không dính gì với “Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ/ Song mâu xuân tận hiện hình hoa” (Một tiếng cười chảy dòng lệ lạnh (vì đã già)/ Hai tròng xuân hết, hiện hình hoa) hay hơn nhiều, sâu hơn nhiều, ấn tượng hơn nhiều.

Cụ Hải Như so bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông với bài thơ Sonnet của Arvers (Pháp), thật tuyệt, tuy hai bài ý tứ khác, hoàn cảnh khác.
Tạm nêu vài ý thế thôi, mong được những người khách văn của Hồn Việt cùng suy xét, luận bàn.

_____
(*) Nguyên văn: 縱然. Trong bài Thơ tình Hải Thượng Lãn Ông phiên âm nhầm là “túng thiên…”, xin quý độc giả đọc lại là “túng nhiên…”. (H.V)

TRỊNH QUÂN NGỌC (Từ Liêm, Hà Nội)