Thư giãn
Nhạc sĩ Văn Cao với biển “cấm đường”
Vào mấy năm sau giải phóng, trật tự giao thông Hà Nội đang được đưa vào nề nếp, đã có phân chia đường thuận chiều, ngược chiều. Có một ông già người gầy nhom, khắc khổ, đạp vội vàng trên chiếc xe cũ kĩ không còn rõ “mác” hiệu là gì? Ông đi ngược chiều từ phía vườn hoa Hoàng Đậu về phía Hồ Tây trên đường Quán Thánh.
Nhà văn Phan Thao lấy vợ
Đặng Minh Phương
Nhà văn Phan Thao, chi hội trưởng chi hội Văn Nghệ Liên Khu 5 trong kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng là người cẩn thận, chu đáo, hết lòng vì công việc chung và rất quan tâm đến cán bộ, nhân viên cơ quan, còn việc “riêng” của anh thì hình như anh “quên”, không nói đến.
Nhà văn Chu Cẩm Phong ăn chè
THANH QUẾ
Vào cuối năm 1970, nhà văn Chu Cẩm Phong đi công tác ở Quảng Ngãi. Vì biết cán bộ ở Khu trong những năm này rất đói khổ, lại lâu ngày anh em văn nghệ, báo chí mới gặp nhau nên các anh ở Ban tuyên huấn Quảng Ngãi đãi Chu Cẩm Phong một bữa chè đậu xanh. Năm ấy vùng căn cứ Quảng Ngãi được mùa đậu xanh mà.
Nhà thơ Xuân Diệu với “đôi nhũ hoa” của nhà hàng Phú Gia
Những năm kháng chiến chống Mỹ, nhà hàng Phú Gia ở bờ hồ Hoàn Kiếm vốn được tiếng là một nhà hàng sang của khách nội địa Hà Nội. Một lần để phấn đấu nâng cao chất lượng nhằm phục vụ đông đảo hơn những khách hàng biết ăn ngon nhưng chỉ với túi tiền hẹp. Ban phụ trách nhà hàng nảy ra sáng kiến mời nhiều văn nghệ sĩ tới dự buổi gặp mặt thân mật vào lúc 7 giờ sáng. Họ tin rằng, đây chính là những nhân vật có thể giúp nhà hàng thêm nổi tiếng, bởi khẩu vị của văn nghệ sĩ vốn tinh tế - biết đâu rằng sau buổi gặp gỡ này lại chẳng có nhạc, có thơ hay, hay như bài Phở của Nguyễn Tuân chẳng hạn... được như thế thì thật tuyệt! Cho nên sự đón tiếp thật niềm nở, khiêm tốn và chiều chuộng.
Nhà thơ Xuân Diệu sợ… “tiêm”!
Năm 1962, 1963, nhà thơ Xuân Diệu là giáo viên thỉnh giảng, ông đến giảng bài tại Lớp bồi dưỡng lực lượng nhà văn trẻ do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Quảng Bá, Hà Nội. Lớp bồi dưỡng đầu tiên tập hợp những cây bút tên tuổi: Võ Huy Tâm, Nguyễn Quang Sáng, Xuân Cang, Ngô Ngọc Bội, Hoàng Văn Bổn, Nguyễn Trọng Oánh, Nông Minh Châu, Hoàng Hạc… cùng những cây bút trẻ nhiều triển vọng: Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân, Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Ngọc Tú…
Nhà thơ họ Chế hóm hỉnh
NGUYỄN BÙI VỢI
Nghe tin nhà thơ Chế Lan Viên định chuyển gia đình vào Nam, tôi đến can anh:
Nhà nhiếp ảnh Triệu Đại bị ướt cả cuộn phim
Lính ta trên đường chiến dịch Điện Biên, đều biết có một phóng viên ảnh quân đội cùng hành quân và lăn lộn với chiến trường, đó là Triệu Đại - người tầm thước, hơi gầy nhưng nhanh nhẹn.
Ngài Thứ trưởng cần người thật thà
Văn phòng có nhiệm vụ tìm một bí thư riêng cho Thứ trưởng. Đã có tới hai người được đề cử lên, nhưng đều bị trả lại. Người ta khó hiểu: Ngài Thứ trưởng cần chọn loại người như thế nào?
Một chuyện hiểu lầm đặc biệt
Số là sau chiến tranh, bắt đầu thời lênh đênh cơ chế thị trường, cái bãi chợ làng mình trải qua bao dâu bể - bể dâu, hết bom đạn Nhật, Pháp rồi Mỹ... đã hoang tàn xơ xác rồi... thế mà nó sống dậy từ lúc nào... Chẳng chờ “quy hoạch”, nó đã ngoi ngóp đông vui. Chỗ này xây gạch, chỗ kia dựng lều tre, mái lá, rồi dãy ngang, dãy dọc, bốn phương, tám hướng đều đổ về giữa chợ, mua bán xong, ra bất cứ lối nào vì chợ không có cổng. Xe máy bình bịch vào tận quầy, xe lam xích lô máy kêu phành phạch, giao chở hàng quanh chợ rồi thả khói trắng rú ga xuôi ngược đường cái quan.
Món ăn… kiểm tra trí thông minh
Nhà văn Pi-tơ A-bra-ham, chủ nhiệm tạp chí Châu Âu đến thăm Việt Nam trong những năm đánh Mỹ. Ông đề nghị với Hội Nhà Văn Việt Nam cho ông đến thăm gia đình nhà văn Nguyễn Tuân.
Mất bút nhưng vẫn chiến đấu
Cuối năm 1949, trong một lần đi công tác ở Bắc Giang, lúc gặp quân giặc Pháp nhảy dù càn quét, Tú Mỡ - nhà thơ trào phúng nổi tiếng, bị giặc bắt.