DOSTOIEVSKI Ngày Đốt mất, hàng trăm sinh viên tay mang xích xiềng theo sau linh cữu Để nói nỗi đau mà Raxkôlnhikov gọi là “nỗi khổ đau toàn nhân loại” “Chẳng phải anh quì trước mặt em đâu – chàng nói Anh đang quì trước mặt nhân loại đau thương”
Nhân loại thương đau trong vực thẳm đêm trường Trong sách Đốt mỗi dòng thư đỏ máu Những quằn quại, những khát khao, nung nấu Những mảng hồn u uất tựa đêm đen…
Tôi đọc Đốt những ngày đất nước chiến tranh Bên ngọn đèn dầu sơ tán nhà dân Sách mở dở dang hai đợt bom gầm Nghe bão dậy từ lương tâm của Đốt.
Tôi hiểu Đốt một tâm hồn mãnh liệt Muốn yêu thương triệu triệu những con người Muốn ước ao điều tốt đẹp cho đời Lại phải viết bao điều nghịch lý.
Có thể nào quên sớm thu thê lương ấy Trong giá băng tên chúa đất dồn em bé Chạy trụi trần trước bầy chó xé thân em Khi trên cuộc đời còn ngự trị bóng đêm Con người với con người thành dã thú.
Chợt nhớ câu thơ Nguyễn Du bất tử “Chúng nó nhai xé thịt người ngọt xớt như đường” Trong giận dữ của Người, Nguyễn Du gặp Đốt Đốt lại gặp Người trong muôn nỗi yêu thương.
Hôm qua giữa Sài Gòn em đọc Đốt chăng Say theo những phân tâm, hiện sinh, buồn nôn, phi lý Trong “bản thể cô đơn” có lúc nào em nghĩ Người khác - ấy là địa ngục của lòng em.
Nhưng em có nghe tiếng giày đinh Mỹ nện bên thềm Em có nghe hàng triệu Xônhia đang nức nở Tâm hồn em mang nỗi đau của họ Trái tim em vang vọng núi sông rền…
Đất nước khổ đau, đất nước anh hùng Có rọi sáng lòng em khi đọc Đốt Để hôm nay trang sách của “thiên tài ác hung” em đọc, Giữa cuộc đời nhân hậu tin yêu. 1981 |