Từ giữa thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm đến việc cấy ghép, thay đầu một số động vật, với mong muốn sẽ tiến tới thay được đầu cho người. Đến gần những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà khoa học của Liên Xô (cũ) đã thành công trong việc thay đầu hai con chó. Hai năm sau, các nhà khoa học Mỹ thành công trong việc lấy đầu một con chó ghép vào cổ một con khỉ. Tiếp theo, chỉ nửa năm sau, các nhà khoa học Liên Xô đã ghép đầu một con mèo vào cổ một con thỏ xám. Con thỏ mèo ấy sống được, vừa bắt chuột vừa chơi với chuột, lại thích ăn cà rốt! Rồi hàng loạt cuộc ghép đầu động vật thành công một cách chắc chắn ở Liên Xô, khiến thế giới rất chú ý…
Năm 1985, Sở Nghiên cứu Y học thành phố Kiev đã thực hiện thành công thuật ghép đầu một người bị ung thư giai đoạn cuối, tên là Mikhơ, sang thân thể một tử tù tên là Alavi khi thi hành án đã bị bắn trúng đầu. Sau cuộc ghép, hàng ngày phải cho Mikhơ Alavi uống rất nhiều thuốc nhằm làm cho đầu và thân tiếp nhận nhau. Sau nửa năm, anh ta mới bắt đầu nhớ ra người và việc trong quá khứ của Mikhơ. Rồi cá tính của anh ta cũng dần dần rõ ra là Mikhơ.
Giáo sư Y khoa chủ trì cuộc ghép đầu của Mikhơ là M. Solikhov cho rằng, đại não con người có những trung khu nhớ, trung khu ngôn ngữ, trung khu cảm giác, trung khu vận động… Khi người ta mất đầu, tức mất đại não, cũng là mất trí nhớ và sinh mạng… Tuy vậy, có một điểm trong phản ứng của Mikhơ mà GS không giải thích được, ấy là Mikhơ đã có thói quen dùng tay trái trong mọi việc từ viết chữ đến cầm đồ ăn, uống… của Alavi. Chức năng chỉ huy hành động là ở đại não, mà đại não của Alavi có còn nữa đâu?! Đây là một vấn đề khiến giới Y học và Sinh học rất xôn xao.

Nhưng Mikhơ Alavi chỉ sống được ba năm, thật đáng tiếc. Những chuẩn bị ban đầu chưa chu đáo lắm, đã coi nhẹ việc kiểm tra triệt để Alavi, nên không để ý đến bệnh tim của người này. Sau khi cấy ghép đầu được hai năm thì Mikhơ Alavi đột phát bệnh tim, tuy được cứu chữa tận tình nhưng sau ba năm thì hệ thống tim mạch suy kiệt toàn diện, không thể sống được nữa. Dù vậy, đây là một thành công lớn, mở ra cho thế giới khả năng kéo dài sinh mệnh con người!
Sau thành công của các nhà khoa học Kiev - Liên Xô - các nhà khoa học ở Trung tâm Y khoa của trường Đại học Boham (Berlin) nước Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) đã ghép đầu của một thiếu niên đã chết phần thân thể, thay cho đầu một con tinh tinh cái. Cuộc ghép đầu này tiến hành thành công. Con vật tinh tinh đầu người này sống được hai tháng, cũng khiến thế giới quan tâm theo dõi.
Đến năm 1994, cuộc ghép đầu ở Thụy Sĩ đã làm xôn xao cả thế giới. Bắt đầu là vụ tai nạn ô-tô nghiêm trọng, trong xe, một đôi nam nữ đã chết mà vẫn đang ôm nhau. Người ta đưa đôi nam nữ này đến bệnh viện, thì thấy: Thân thể tay chân của người con trai bị phá hủy hoàn toàn, nhưng đầu thì còn tốt, vẫn còn phản ứng của các trung khu. Còn cô gái, đầu đã bị vỡ toác, nhưng thân thể vẫn còn nguyên vẹn. một thầy thuốc bỗng nêu lên ý tưởng lạ: Sao không ghép đôi tình nhân lại làm một, để an ủi người thân cả hai bên?! Và gia đình của hai nạn nhân chỉ mong có thế.
Do vậy, bệnh viện đã mời Giáo sư Lachia của trường đại học Sulis, Thụy Sĩ, người đang để tâm sức vào nghiên cứu thay ghép đầu, đến chủ trì việc ghép cho đôi nạn nhân này. Sau khi kiểm tra tỉ mỉ, thấy đủ điều kiện, GS Lachia cùng các cộng sự tiến hành cuộc cấy ghép khẩn trương suốt một ngày một đêm thì mới xong các đầu dây thần kinh cuối cùng. Tiếp đó là 10 ngày đêm điều trị hết lòng hết sức, cái đầu mở được mắt. Toàn thể nhân viên bệnh viện và thân nhân của người bị nạn vui mừng vô hạn. Người ta đặt cho người mới cái tên rất hay, Vixia. Ở lưu vực sông Sain, Thụy Sĩ, Vixia có nghĩa mới sinh và hy vọng!
Thế nhưng, bỗng nảy sinh hai vấn đề rất nan giải. Một là đặt giới tính cho Vixia là nữ hay nam đây? Theo định lý về sinh học thì phân biệt giới tính bằng đặc trưng của bộ máy sinh sản, vậy Vixia sẽ là nữ. Theo nguyên lý của Y học hiện đại thì trung khu chi phối và điều tiết hành vi và ý thức giới tính là nằm ở đại não, vậy Vixia sẽ là nam. Bởi thế hết ngày này qua ngày khác, các nhà Sinh học và các nhà Y học bị cuốn vào cuộc tranh luận, mãi mãi không quyết định được Vixia là nam hay nữ!
Vấn đề thứ hai khiến người ta đau đầu hơn là: Vixia sẽ về với gia đình nào? Cha mẹ người thanh niên khăng khăng rằng, con người ta cái quan trọng nhất là cái đầu. Còn bố mẹ cô gái thì dứt khoát rằng, tuyệt đại bộ phận trên con người Vixia là con gái của họ! Thật không may, cả hai bên gia đình đều chỉ có một đứa con. Bởi thế, họ không chịu nhường con cho ai cả. Thậm chí, họ cãi nhau liên miên. Thật đau đớn Vixia biết rõ vấn đề đó, cùng với quá trình bình phục, là sự trỗi lên rất mạnh những buồn phiền, oán hận.
Khi ý thức được cuộc sống của mình, là lúc cơn giận của Vixia trở nên dữ dội, đến mức đã chửi bới, lăn lộn, vật vã; và cơn buồn đau vì mất người thân yêu nhất đã khiến Vixia từ chối cả ăn uống, thuốc thang. Vậy là, từ khi tưởng là Vixia sẽ sống, chỉ không đầy một tháng sau Vixia đã từ trần. Đến khi Vixia tắt thở, đôi bên gia đình mới tỉnh ngộ, ôm lấy nhau mà khóc.
Tuy vậy, thành công của ca ghép đầu Vixia, cùng với những thành công của các ca trước đó, đã thành một vấn đề lớn khiến nhiều giới chức trong xã hội phải lưu tâm. Các nhà luân lý, các nhà xã hội học tỏ ra rất lo lắng. Giáo sư Neloon của Đại học Newton (nước Anh), nêu vấn đề: Nếu cứ ghép đầu của cha, mẹ, con cái cho nhau, ghép đầu của lớp người trước với lớp người sau, thì quan hệ đời sống sẽ xử sự như thế nào?
Còn Giáo sư Lafayer ở Đại học Paris (Pháp) thì cho rằng nếu thuật ghép đầu được thực hiện một cách phổ biến thì quan hệ huyết thống của loài người được kéo dài đến đây sẽ đi đến chỗ rối loạn! Mà lịch sử mấy ngàn năm văn minh đã chứng minh rằng quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản nhất, tự nhiên nhất của xã hội loài người!...
Thế nhưng, nhiều nhà Khoa học tự nhiên lại rất ủng hộ thành công của thuật ghép đầu người. Giáo sư Thomas ở Đại học Harvard, Mỹ, đã nói: “Chỉ cần không đặt việc ghép đầu và thân thể người vào khu cấm thì khoa học sẽ “chế tạo” ra một thứ loài người mới hoàn toàn không giống loài người hiện nay!...

Có tin, ngôi sao điện ảnh lớn của Mỹ, E. Taylor, đã ký hợp đồng với một Viện Y học, dự tính sẽ chi 350.000 đô la với hy vọng sẽ được tái sinh trên một thân thể của cô gái trẻ đẹp. Bà nói: “Tôi hi vọng tái tạo được con người tôi hoàn toàn mới, để con người tôi được trải qua một lần sống mới. Tôi tin chắc khi phẫu thuật thành công thì biểu diễn nghệ thuật của tôi sẽ kéo dài trong một sinh mệnh mới”…
Dù sao, cũng phải thấy rằng, thuật ghép đầu người mới chỉ đạt được kết quả ban đầu trong Y học. Bao giờ nó trở thành một việc phổ biến, thì còn phải do chính loài người với những kinh nghiệm lịch sử vô cùng sâu xa có muốn như vậy không?!