NGUYỄN KHOA (tổng hợp)
Xoài không chỉ cho quả thơm ngon, bổ dưỡng mà thân cây xoài và quả xoài còn là vị thuốc.
Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào nơi chân răng chữa viêm lợi, đau răng.
Nhân xoài: được người Malaysia, Ấn Độ và Brazil dùng làm thuốc trị giun sán (liều dùng: 1,5g đến 2g sấy khô, tán bột); chữa chảy máu tử cung, trĩ.
Thịt quả xoài: giúp chữa táo bón và đau dạ dày. Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng nên ăn xoài chín thái nhỏ hoặc nghiền nát, hoặc làm bột khô nấu với sữa để được cung cấp vitamin A. Muốn bồi bổ trí não, chữa suy nhược thần kinh nên ăn xoài chín hằng ngày trước bữa ăn. Chữa bỏng nước sôi, bỏng lửa thì lấy phần thịt xoài chín cắt lát hoặc giã nhuyễn đắp lên chỗ bị bỏng, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, diệt khuẩn. Muốn giải nhiệt và chống mỏi mệt trong mùa hè thì nấu món canh chua xoài xanh với các loại cá nước ngọt.
Với bệnh kiết lị: nghiền 20g đến 25g nhân xoài với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300g - 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50g đến 60g thuốc như trên. Đây là công thức của người Philippines.
Vỏ quả xoài chín: cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột, dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ uống một thìa cà phê.
Vỏ thân xoài (dùng tươi hoặc khô): tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả; vỏ khô dưới dạng thuốc sắc được dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài).
Nhựa vỏ cây xoài: có màu đen, không mùi, vị đắng hắc, ra không khí đặc lại, hoà vào nước chanh, bôi lên vết thương trị ghẻ lở.